0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Khái quát tình hình sinh viên Cao đẳng Sư phạm mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THS TRIẾT HỌC 6 (Trang 31 -34 )

non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

2.1.1. Khái quát tình hình sinh viên Cao đẳng Sư phạm mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chiếm 0,6% diện tích và 6,6% dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4% thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.

Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Năm 2005, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tư. Có 145 dự án tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư ra nước ngoài có tổng vốn là 29,1 triệu USD.

Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 28,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,5%.

Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2005. Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 2 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2004.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Năm 2005, các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh.

Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao… vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, đang dồi dào sức trẻ để phát triển. Thành phố và người dân thành phố với truyền thống đáng tự hào, có những việc lớn đang phải dồn tâm sức, trí tuệ và nguồn lực để thực hiện đồng thời cũng có biết bao nỗi lo toan phải giải quyết trước những nguy cơ và thách thức đang đặt ra trên con đường phát triển. Một trong những nỗi lo toan ấy về mặt kinh tế - xã hội là làm sao cho thành phố không bị tụt

hậu, lạc hậu so với các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới, về mặt giáo dục - đào tạo là làm sao để thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ trở thành những người có tài, có đức kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha anh, của dân tộc. Là thành phố đang có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, vượt trội so với nhiều địa phương khác trong cả nước, trên địa bàn thành phố cũng lại đang diễn ra những tiêu cực và tệ nạn xã hội do tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường. Và đây cũng là nguy cơ và thách thức rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - trong đó có tạo sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hai cơ sở đào tạo sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non, đó là: Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3.

Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đào tạo sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non từ năm học 2003 - 2004 đến nay, đặc điểm nổi bật là tất cả sinh viên của trường đều có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm học 2005 - 2006, Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 400 sinh viên chính quy hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non.

Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 - tiền thân là trường Mẫu giáo Trung ương 3, được thành lập vào ngày 25 tháng 9 năm 1976. Đến tháng 3 năm 1987 trường được Chính phủ nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3.

Từ năm 1987 đến năm 1990 Nhà trường đào tạo giáo viên mẫu giáo có trình độ Cao đẳng.

Năm 1990 Trường Nuôi dạy trẻ Trung ương II sát nhập với trường, và từ đó đến năm 2000 nhà trường đào tạo giáo viên mầm non có trình độ Cao đẳng.

Năm 2000, trường đào tạo thêm 02 ngành Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc

Đặc biệt trình độ Cao đẳng. Do vậy, từ năm 2003 đến nay Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 đào tạo 04 chuyên ngành: Cao đẳng Sư phạm Mầm non, Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc,Cao đẳng Sư phạm Mỹ thuật

Cao đẳng Sư phạm Giáo dục Đặc biệt.

Một trong những mục tiêu giáo dục cơ bản của nhà trường hiện nay là đào tạo cô giáo mầm non có trình độ Cao đẳng, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi, và đó cũng là tôn chỉ, mục đích hoạt động của nhà trường “Ổn định và phát triển nhà trường về mọi mặt đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non” [42, tr.2]. Trong năm học 2005 - 2006, trường có tổng số sinh viên chính quy theo học ngành Mầm non là 1.038 sinh viên, các em có hộ khẩu thường trú hầu hết tất cả các tỉnh (thành) trong cả nước, nhưng phần lớn là ở các tỉnh (thành) phía Nam.

Sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm Mầm non sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ được nhận vào làm việc trong các cơ sở Mầm non công lập, bán công, dân lập, tư thục... trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh (thành) khác, nhưng chủ yếu là các tỉnh (thành) phía Nam.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THS TRIẾT HỌC 6 (Trang 31 -34 )

×