0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tạo môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THS TRIẾT HỌC 6 (Trang 51 -54 )

1 Quý thời gian, tranh thủ học hỏi 0.0 7,8 68,9 , 2 Còn hiện tượng trung bình chủ

3.1.1. Tạo môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh

Môi trường kinh tế - xã hội giữ vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển đạo đức con người. Con người tách ra khỏi môi trường xã hội, không giao tiếp với nhau, sống một cách biệt lập thì “con người” không thể thành “người” được. Trong “Hệ tư tưởng Đức” Mác và Ăng ghen cho rằng: “chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân” [32, tr.108]. Cho nên, để tìm hiểu bản chất con người, chúng ta cần phân tích môi trường kinh tế - xã hội, tức là môi trường tạo con người thông qua thực tiễn của họ. Môi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, trong sạch, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển đạo đức, nếu ngược lại sẽ gây cản trở cho sự phát triển ấy, thậm chí còn tạo ra những đạo đức lệch chuẩn, xa rời với những bản tính tốt đẹp, đạo đức tốt đẹp của con người.

Môi trường kinh tế - xã hội được coi là lành mạnh, trong sạch khi ở đó có sự phát triển của kinh tế không kìm hãm sự phát triển các mặt của đời sống xã hội, không triệt tiêu và phủ định lẫn nhau. Phát triển kinh tế phải gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội. Trong chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thống nhất với nhau, làm cho sự phát triển kinh tế phải là tiền đề vật chất của sự phát triển con người, phát triển xã hội. Khi đạo đức của con người phát triển tốt sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn.

Trong quá trình xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống làm thay đổi những định hướng xã hội, trong đó có định hướng giá trị đạo đức, một số giá trị cũ dần dần mất đi, một số giá trị mới xuất hiện, các bậc thang giá trị đạo đức cũng chuyển đổi để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế.

Như vậy, giá trị đạo đức là sự phản ánh quan hệ vật chất và biến đổi theo đời sống vật chất xã hội. Nền kinh tế thị trường ra đời đã mang theo những giá trị đạo đức mới của nó, làm thay đổi cả những thang giá trị đạo đức cũ, tạo nên những biến động trong đời sống và ý thức đạo đức xã hội. Nền kinh tế thị trường chạy theo lợi nhuận, cạnh tranh, khuyến khích làm giàu, nó phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo, tích cực của người lao động, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, đó là “một thành quả to lớn mà nhân dân lao động thể lực và trí lực trên thế giới đó sáng tạo ra và ngày càng hoàn thiện trong lịch sử lâu đời của nhiều dân tộc và của loài người” [15, tr.59]. Song, trong kinh tế thị trường chúng ta bắt gặp rất nhiều hiện tượng đáng báo động về nguy cơ đổ vỡ các giá trị tinh thần, giá trị truyền thống trước thế lực của lợi nhuận, của đồng tiền. Sự sa sút nghiêm trọng về đạo đức xã hội và lối sống của một số ít người đã ảnh hưởng không tốt đến thuần phong, mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc, đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để lành mạnh hoá môi trường kinh tế- xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đạo đức con người, hướng cho sinh viên vươn tới những giá trị đạo đức tốt đẹp. Chúng ta cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn, khoa học cho con người và vì con người. Để thực hiện những vấn đề trên, trước mắt chúng ta cần phải khắc phục những yếu kém trong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, đặc biệt là những tiêu cực trong Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Trong đó, vấn nạn tham nhũng, tệ quan liêu cần phải được ngăn chặn kịp thời. Điều này,

Lênin cũng đó từng cảnh báo: Tham nhũng, hối lộ là một trong ba kẻ thù chính của cách mạng. “Kẻ thù thứ nhất - tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa. Kẻ thù thứ hai - nạn mù chữ. Kẻ thù thứ ba - nạn hối lộ” [27, tr.217]. Muốn có môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, trong sạch để phát triển đất nước theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải tiêu diệt cả ba kẻ thù đó. Còn trong trường học nói chung, các trường Cao đẳng Sư phạm ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cần phải ngăn chặn ngay tình trạng gian lận trong học tập, thi cử, cần xóa bỏ hiện tượng sống buông thả, sống không lý tưởng, không mục đích, lười lao động... tất cả những hiện tượng đó đã làm suy giảm niềm tin của xã hội, của sinh viên vào công bằng xã hội, dân chủ và kỷ cương phép nước.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều cố gắng để từng bước làm trong sạch và lành mạnh hoá môi trường kinh tế - xã hội, song kết quả đạt được chưa tương xứng với lòng mong mỏi và sự ước muốn của toàn xã hội. Kinh tế tăng khá, song vẫn chưa đạt nhịp độ tăng trưởng đã đề ra:

“Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước để phát triển kinh tế chưa được huy động và sử dụng tốt. Chất lượng, hiệu quả của sự phát triển kinh tế- xã hội còn thấp và chưa có chuyển biến rõ rệt. Thất thoát lãng phí trong quản lý kinh tế, đặc biệt trong quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý doanh nghiệp nhà nước và chi tiền ngân sách nhà nước còn rất nghiêm trọng. Những nhược điểm trong chính sách kinh tế và cơ chế quản lý cũng khiến chúng ta chưa tận dụng được lợi thế về ổn định chính trị - xã hội để thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư của nước ngoài.

Còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết như thiếu việc làm, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là nhân dân ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; các gia đình nghèo gặp nhiều khó khăn về chữa bệnh và học hành, chất lượng giáo dục

thấp; tệ nạn xã hội và tình trạng tội phạm chưa được ngăn chặn có hiệu quả; tai nạn giao thông còn nhiều... Điều làm cho nhân dân còn bất bình và lo lắng nhiều là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân, suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một số cán bộ, Đảng viên vẫn còn nghiêm trọng và khá phổ biến” [10, tr.71-72]. Phải chăng đó là mối quan tâm, trăn trở của nhân dân cả nước nói chung, của cán bộ, giáo viên và sinh viên các Trường Cao đẳng Sư phạm đào tạo sinh viên mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nói riêng? Để khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải phấn đấu và nỗ lực vượt bậc để tạo môi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh có tác động tích cực đến sự hình thành, phát triển chuẩn mực đạo đức tốt của con người Việt Nam, trong đó của sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THS TRIẾT HỌC 6 (Trang 51 -54 )

×