0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Kết hợp việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với những giá trị đạo đức phổ biến của nhân loại và của thời đạ

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THS TRIẾT HỌC 6 (Trang 54 -58 )

1 Quý thời gian, tranh thủ học hỏi 0.0 7,8 68,9 , 2 Còn hiện tượng trung bình chủ

3.1.2. Kết hợp việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với những giá trị đạo đức phổ biến của nhân loại và của thời đạ

dân tộc với những giá trị đạo đức phổ biến của nhân loại và của thời đại

Một trong những phương hướng cơ bản của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay là phải biết kết hợp giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với những giá trị đạo đức phổ biến của nhân loại và thời đại, để tạo ra trong mỗi một sinh viên có được những phẩm chất đạo đức trong sáng, những giá trị nhân cách tốt đẹp, thống nhất với dòng giá trị nhân văn, nhân bản, nhân ái cao cả của loài người đã phát triển từ xưa đến nay và cho cả mai sau.

Qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng chục cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Song, dân tộc Việt Nam, đất nước, con người Việt Nam vẫn tồn tại và không ngừng phát triển. Sự tồn tại và phát triển ấy gắn liền với cơ sở kinh tế và kết cấu xã hội: nhà - làng - nước, với lịch sử dựng làng, giữ nước Việt Nam. Chính hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ấy đã tạo nên giá trị truyền thống Việt Nam, trong đó “nổi bật nhất là truyền thống đạo đức. Truyền thống ấy đã được giữ gìn và nâng cao từ

đời này sang đời khác, trở thành một tình cảm sâu sắc, một lẽ sống của toàn thể nhân dân, một niềm tự hào cao quý ở mỗi con người” [23, tr.71]. Giá trị đạo đức truyền thống là những quy tắc, chuẩn mực, quy định thái độ, hành vi, quan hệ giữa người với người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyền thống đạo đức Việt Nam là truyền thống giáo dục con người phải tu dưỡng trọn đời để nên người và làm người dựng làng, giữ nước. Chính truyền thống tốt đẹp ấy đã làm nảy sinh, xuất hiện lòng yêu nước - động lực tình cảm lớn nhất của đời sống tinh thần dân tộc, là bậc thang cao nhất trong giá trị truyền thống Việt Nam, là giá trị hàng đầu và là hằng số trong mỗi con người Việt Nam.

Cùng với lòng yêu nước, thì đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, sự tế nhị trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... là những giá trị đạo đức truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên là phải làm cho họ biết giữ gìn và tô thắm những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, cái đã làm nên vẻ đẹp Việt Nam, bản sắc dân tộc Việt Nam, nhân cách con người Việt Nam.

Cuộc sống cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng, những giá trị tinh thần truyền thống - trong đó có giá trị đạo đức truyền thống - nếu không được củng cố trong sự đổi mới, không được phát triển và nâng lên ở một tầm cao mới để đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử, sẽ gây cản trở, ách tắc, tạo nên sự xung đột giữa sức nặng, uy lực của truyền thống với yêu cầu đổi mới, vươn lên của cuộc sống hiện tại, giữa khuôn thức, mẫu mực mà quá khứ trao lại với khả năng sáng tạo, thích nghi, hướng đến tương lai.

Hiện nay, đất nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới... đã làm thay đổi bộ

mặt kinh tế - xã hội Việt Nam. Song, quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế thế giới này cũng làm nảy sinh nguy cơ tự đánh mất mình, tự hủy hoại nền tảng bên trong của sự phát triển bền vững và lâu dài, đó là văn hoá Việt Nam, đạo đức truyền thống Việt Nam. Do đó, việc định hướng để sinh viên biết tiếp thu cái hay, cái đẹp của văn hoá, lối sống của các các dân tộc khác nhau trên thế giới; cũng như biết loại trừ, chống lại cái dở, cái xấu, cái phản văn hóa, phản nhân văn trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

Giáo dục đạo đức cho sinh viên là phải lấy tấm gương tiêu biểu, trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm mục tiêu, lý tưởng để phấn đấu. Đạo đức Hồ chí Minh là sự kết tinh của các giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam suốt mấy nghìn năm lịch sử với Chủ nghĩa Mác-Lênin - đỉnh cao nhất của tư tưởng loài người trong thời đại mới, nó vừa mang đậm đà tính dân tộc, vừa mang đậm đà tính nhân bản, vừa mang những yếu tố mới của thời đại, vừa thể hiện rõ tư tưởng đạo đức truyền thống được nâng lên và phát triển trong bối cảnh lịch sử mới, trở thành một trong những điểm tựa to lớn giúp nhân dân ta vượt qua nhiều thử thách, tiến lên giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn.

Sở dĩ chúng ta kết hợp giữa giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với những giá trị đạo đức phổ biến của nhân loại và của thời đại cho sinh viên, vì:

- Đại đa số sinh viên là lớp người mới lớn lên, tuy đã được học lịch sử, truyền thống văn hoá, văn minh của dân tộc và nhân loại, nhưng nhìn chung sự hiểu biết của họ về những vấn đề này chưa nhiều, chưa sâu sắc. Nhiều khi sự lý giải về các sự kiện lịch sử, các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống hãy còn nặng về cảm tính, thiếu cơ sở khoa học. Phần lớn sinh viên chưa được thử thách trong thực tiễn, chưa được trải nghiệm nhiều trong cuộc sống. Vì vậy, nhiều khi gặp khó khăn hay đứng trước những biến động của lịch sử - xã hội dễ làm họ hoang mang, dao động, mất phương hướng. Do đó, việc giáo

dục những giá trị đạo đức truyền thống trên cơ sở phân tích một cách khoa học, kết hợp với những giá trị đạo đức phổ biến của nhân loại có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp họ củng cố niềm tin trước những khó khăn, thử thách hay biến động lịch sử.

- Giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên giúp họ nhận ra được chân giá trị đích thực và sức sống bền lâu của những giá trị đạo đức tốt đẹp đã tồn tại qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử. Khơi dậy ở họ tình cảm và niềm tự hào dân tộc, qua sự tiếp nhận đó mà nâng những giá trị ấy lên ở một tầm cao mới, đáp ứng những yêu cầu của lịch sử đặt ra.

Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, dưới tác động của kinh tế thị trường, với chủ trương mở cửa hội nhập, giao lưu với nhiều nền văn hoá trên thế giới, bên cạnh mặt tích cực, mặt trái của kinh tế thị trường, cũng như phản giá trị đạo đức của văn hoá, lối sống phương Tây, cùng với những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, chống lại chủ nghĩa xã hội, chống lại sự nghiệp đổi mới của chúng ta - nhất là trên lĩnh vực văn hoá, đạo đức - thì việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, nhằm tạo ra cơ chế phòng ngừa, khả năng “miễn dịch” với các phản giá trị đạo đức, giữ gìn và phát triển những giá trị nhân cách tốt đẹp của con người Việt Nam cho sinh viên càng trở nên cấp bách và hết sức cần thiết.

- Việc kết hợp giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với những giá trị phổ biến của nhân loại và của thời đại, như: lý tưởng nhân đạo, yêu tự do, yêu hoà bình, bình đẳng và công lý, tình yêu thiên nhiên... sẽ giúp cho sinh viên thấy được sự thống nhất giữa những giá trị đạo đức chân chính của dân tộc với những giá trị đạo đức chân chính của nhân loại và của thời đại.

Thường thì cái gì là giá trị dân tộc chân chính, cái ấy cũng là giá trị nhân loại chân chính, ở đây dân tộc và nhân loại có sự tương đồng. Qua tiếp thu những giá trị đạo đức có tính phổ biến - “đạo đức của con người đích

thực” (Ăngghen) - giúp cho sinh viên bổ sung, làm phong phú thêm những giá trị đạo đức của chính mình, tạo ra cho mình khả năng không ngừng hoàn thiện và tự vươn lên trong cuộc sống của một con người - như là một nhân cách - phát triển.

- Lịch sử đạo đức bao giờ cũng có sự kế thừa, kế thừa được xem như là một quy luật của lịch sử tồn tại và phát triển tư tưởng, không có sự kế thừa thì không có gì để nói về sự phát triển. Kế thừa được xem như là khâu trung gian, cái cầu nối giữa cái cũ với cái mới, kế thừa có nhiệm vụ vừa lọc bỏ, vừa giữ lại những yếu tố của cái cái cũ có khả năng tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự nảy sinh và phát triển của cái mới. Với ý nghĩa đó, kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, cần phải vừa lọc bỏ, vừa giữ lại những gì để góp phần hình thành nên những giá trị đạo đức mới, phù hợp thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống.

Mỗi một hành vi đạo đức của chúng ta hôm nay đều thực hiện theo yêu cầu của cuộc sống hiện tại, nhưng bằng cách này hay cách khác, chúng đều có nguồn gốc sâu xa từ những truyền thống của cha ông ta được kiến tạo nên qua biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm của lịch sử. Do đó, việc giáo dục những truyền thống cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay là nhằm giúp cho họ thấy được sự thống nhất giữa truyền thống với hiện đại, từ truyền thống đến hiện đại và từ hiện đại để nâng cao truyền thống. Giữa quá khứ, hiện tại và tương lai không có sự cắt rời. Hiện tại muốn phát triển, muốn vươn lên phải dựa trên cái nền truyền thống. Xa rời đạo đức truyền thống, xa rời cội nguồn dân tộc, sẽ không có sự phát triển bền vững và lâu dài.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM MẦM NON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THS TRIẾT HỌC 6 (Trang 54 -58 )

×