Đối với đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI TỈNH SƠN LA (Trang 55 - 57)

Giảng viên đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, là người định hướng, dẫn dắt sinh viên thực hiện học tập một cách chủ động, tích cực. Giảng viên là nhân tố quyết định sự thành công của bài giảng cho sinh viên. Đặc biệt, lớp học sử dụng mạng xã hội và mạng internet hay khóa học trực tuyến đòi hỏi giảng viên phải trang bị tri thức mới, kỹ năng mới để có thể truyền đạt tốt, hiệu quả nhất cho sinh viên. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, giảng viên phải đảm bảo những yêu cầu sau:

* Kỹ năng về sư phạm

- Cần có sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên để phối hợp cho bài giảng đạt kết quả cao.

- Đầu tư thời gian và công sức để hiểu sự tiếp nhận kiến thức của sinh viên qua ý kiến đóng góp cho bài học.

- Đưa ra kế hoạch và quá trình thực hiện sử dụng mạng xã hội sao cho phù hợp và có hiệu quả cao hơn nữa.

* Kỹ năng quản lý

- Xây dựng nguyên tắc chủ động cho mỗi giảng viên để yêu cầu sinh viên thực hiện theo nguyên tắc đó qua sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên.

- Thường xuyên liên hệ từ chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông để cập nhật những thông tin mới.

* Kỹ năng về kỹ thuật

- Trang những kỹ năng cơ bản về máy tính.

- Liên tục tham gia và tổ chức lớp trao đổi về kiến thức công nghệ thông tin để rút ra những ý kiến qua những kinh nghiệm đó.

- Thường xuyên phải sử dụng những trang mạng xã hội cũng như hòm thư điện tử để có thể tiếp nhận ý kiến nhanh nhất từ phản hồi của sinh viên.

- Nắm vững những điều cơ bản về mạng xã hội, mạng internet.

- Hiểu cơ bản về một số hệ điều hành để có thể tích hợp cho quá trình dạy học có sử dụng mạng xã hội.

* Giảng viên phải yêu nghề và tâm huyết với nghề

Xã hội luôn tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý, vì nghề dạy học có chức năng trồng người, mà con người là vốn quý của xã hội. Nên với sự vinh danh đó là niềm tin yêu dành cho nghề dạy học, cũng đặt lên vai thầy, cô giáo trách nhiệm nặng nề. Vì vậy đòi hòi những thầy, cô giáo phải tâm huyết với nghề, phải yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Yêu nghề và tâm huyết với nghề là phải thể hiện trách nhiệm cũng như sự hăng say nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên môn giảng dạy. Điều đó thể hiện trong quá trình mà thầy, cô giáo phải dày công lao động và không ngại khó, ngại khổ để tự trau dồi, tự học hỏi kinh nghiệm từ sách vở, tài liệu và đồng nghiệp cũng như sinh viên để nâng cao tri thức. Có như vậy thầy, cô giáo nắm vững được kiến thức đầy đủ để truyền đạt cho sinh viên. Đặc biệt thầy, cô giáo dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải thường xuyên đọc tư liệu mới, cập nhật thông tin mới từ mạng xã hội, mạng internet, phương tiện truyền thông để làm phong phú bài giảng thêm hấp dẫn cũng như đánh giá được sự thay đổi hay biến động của thế giới qua bộ môn này.

Dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là môn khó, trừu tượng, khô khan mà phương tiện dạy học thì thiếu thốn, lương thì thấp so với nhu cầu xã hội nhưng không phải vì điều đó mà thầy, cô giáo bớt đi nhiệt huyết của mình. Mà các thầy cô giáo vẫn ngày ngày trăn trở,

miệt mài trang giáo án làm sao cho hay cho dễ hiểu để sinh viên tiếp thu nhanh. Tất cả sự nhiệt tình và tâm huyết với nghề đã được thầy, cô giáo đem đến những thành công vượt bậc cho bài giảng đạt kết quả xuất sắc.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI TỈNH SƠN LA (Trang 55 - 57)