- Thời gian thực nghiệm bắt đầu thực nghiệm từ tháng 1 đến tháng
3.3.2. Nhận xét chung sau thực nghiệm
Thứ nhất: Về mức độ tập trung chú ý của người học
Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy sinh viên luôn bị cuốn hút và lôi cuốn vào giảng dạy của giảng viên, đồng thời tích cực suy nghĩ, tìm tòi, giải quyết các vấn đề học tập, các em tích cực chủ động, tự lực làm việc theo sự hướng dẫn của giảng viên, từ đó rút ra kiến thức cần thiết cho mình cùng với đó là những sự rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy của bài học. Còn ở lớp đối chứng, các em cũng tập trung, chú ý lắng nghe bài giảng của giảng viên
nhưng chủ yếu thụ động lĩnh hội tri thức mà giảng viên truyền đạt. Trong lớp chỉ có một số em học giỏi tham gia vào quá trình trao đổi xây dựng bài.
Về khả năng ghi nhớ kiến thức: phương pháp học và lĩnh hội tri thức trên, sinh viên lớp thực nghiệm sẽ ghi nhớ kiến thức chắc chắn và bền vững hơn sinh viên lớp đối chứng. Việc ghi nhớ của các em không phải là ghi nhớ máy móc mà dựa trên hiểu biết và đi sâu vào tìm tòi, khám phá bản chất sự vật, hiện tượng trên cơ sở tư duy, liên hệ so sánh và phân tích tổng hợp.
Thứ hai: Về hứng thú học tập
Qua quan sát các giờ dạy, kết quả điều tra, phỏng vấn sâu và lấy ý kiến của giảng viên cho thấy: sinh viên lớp thực nghiệm học tập sôi nổi hơn, rất hăng hái và có nhu cầu phát biểu ý kiến tham gia xây dựng bài giảng sử dụng mạng xã hội, các em có kiến thức mới qua trao đổi, thảo luận, hợp tác có sự cộng tác, tư vấn của giảng viên trong quá trình học tập.
Kết quả là sau khi quá trình dạy học, sinh viên học lớp thực nghiệm đã lĩnh hội được kiến thức bài học một cách chắc chắn, cơ bản, ngoài ra còn có nhiều sinh viên có khả năng giải thích, chứng minh, biết liên hệ, so sánh cũng như áp dụng vào các vấn đề thực tiễn.
Thứ ba: Về hiệu quả dạy học.
Với kiểu xây dựng bài giảng sử dụng mạng xã hội có quy trình logic chặt chẽ, khoa học quá trình dạy học đảm bảo vừa đạt được mục tiêu bài học, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như công sức của thầy và trò. Giảng viên tinh giản được nhiều khâu trong quá trình dạy học, giúp giờ học diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi không đơn điệu.
Nhờ quá trình thiết kế, xây dựng coi trọng tính khả thi mà bài học diễn ra vừa sức, các mục tiêu đặt ra đều được giảng viên giải quyết triệt để, rõ ràng.
Bài học thu hút được sự chú ý và cấu trúc bài học rõ ràng giúp sinh viên dễ dàng lĩnh hội tri thức
Tóm lại, kết quả thực nghiệm cho thấy thiết kế bài giảng sử dụng mạng xã hội vào dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
cho sinh viên Đại học Sư Phạm Huế là một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Để có thể thiết kế xây dựng bài giảng sử dụng
mạng xã hội thì người giảng viên cần trang bị những hiểu biết về lý luận, các kỹ năng từ đó ứng dụng linh hoạt trong việc dạy học của mình, đặc biệt là hiểu biết về công nghệ thông tin, về một phần mềm quen thuộc như thế vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại vừa đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước.
Tiểu kết chương 3
Qua tiến hành thực nghiệm xây dựng bài giảng sử dụng mạng xã hội vào dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin chúng tôi nhận thấy sự cần thiết để đưa mạng xã hội vào giảng dạy. Bằng kết quả đã chứng minh khả năng tiếp thu tri thức của sinh viên được nâng cao một cách rõ rệt thông qua lớp thực nghiệm. Đồng thời, chúng ta có thể khẳng định tính khả thi trong quá trình dạy và học hiện nay. Từ đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu toàn diện và đầy đủ để mang tính hiệu quả cao hơn nữa, và cần được triển khai thực hiện trên diện rộng để nâng cao chất lượng giáo dục.