- Thời gian thực nghiệm bắt đầu thực nghiệm từ tháng 1 đến tháng
3.2.2. Các bước tiến hành thực nghiệm
3.2.2.1. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá
* Tiêu chí đo đạc, đánh giá chung:
Căn cứ vào khả năng nắm sử dụng mạng xã hội trong quá trình hoạt động và sau hoạt động, chúng tôi xây dựng 4 mức độ đánh giá từ thấp đến cao:
Mức độ 1: Thành thạo Mức độ 2: Chưa thành thạo Mức độ 3: Biết
Mức độ 4: Chưa biết
Căn cứ vào mức độ sử dụng mạng xã hội thành thạo hay chưa, chúng tôi đánh giá bài kiểm tra theo thang điểm 10 bậc với 04 mức độ như sau:
Điểm giỏi: 8 - 10 điểm
Sử dụng mạng xã hội ở mức độ thành thạo, có vận dụng và kết hợp linh hoạt.
Điểm khá: 6,5 - 7,9 điểm
Sử dụng mạng xã hội ở mức độ tương đối.
Sử dụng mạng xã hội ở mức độ trung bình, biết nhưng chưa sử dụng thành thạo.
Điểm yếu, kém: 0 - 4,9 điểm
Chưa biết sử dụng mạng xã hội và hiểu biết theo chủ quan cá nhân.
* Tiêu chí đo đạc, đánh giá cụ thể:
Để việc đánh giá kết quả thực nghiệm được chính xác, khách quan và hiệu quả, chúng tôi xây dựng các tiêu chí đo đạc cụ thể như sau:
Về mặt định lượng, chúng tôi tiến hành kiểm tra sinh viên qua bài kiểm tra 45 phút, bài dạng kiểm tra nhận thức.
Đề kiểm tra phù hợp với điều kiện nhận thức của sinh viên, trả lời ngắn gọn và tự luận. Với câu hỏi lý thuyết và tự luận, sinh viên chọn phương án trả lời đúng nhất và lí giải vì sao chọn phương án đó. Với dạng câu hỏi trả lời ngắn gọn, sinh viên phải có khả năng định hướng, nhanh chóng nắm bắt được đối tượng một cách chính xác các kiến thức đã học. Với dạng câu hỏi tự luận, sinh viên phải hiểu được những tri thức, có kĩ năng phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin để liên hệ với thực tiễn, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống và rút ra bài học cần thiết cho bản thân.
Về mặt định tính, một mặt chúng tôi dựa vào sự quan sát diễn biến của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Mặt khác chúng tôi tiến hành điều tra xã hội học (phát phiếu điều tra và trò chuyện trực tiếp) trước, trong và sau thực nghiệm để nắm chắc hơn về sự thay đổi trong nhận thức và hành động của sinh viên đối với việc sử dụng mạng xã hội.
3.2.2.2. Điều tra kết quả đầu vào của lớp thực nghiệm và đối chứng
Để kiểm tra trình độ nhận thức của sinh viên lớp thực nghiệm và đối chứng khi chưa có tác động sư phạm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trình độ của sinh viên hai nhóm đối chứng và thực nghiệm (kết quả này dùng làm cơ sở để đánh giá kết quả thực nghiệm sử dụng mạng xã hội cho sinh viên trong dạy học phần“Học thuyết gá trị”)
Để đảm bảo tính chính xác và khách quan, chúng tôi cho lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cùng làm một bài kiểm tra và đánh giá theo thang điểm chuẩn như nhau. Nội dung đề kiểm tra là các câu hỏi về khả năng khai thác, xử lý thông tin trên mạng xã hội để sinh viên phải giải quyết.
Kết quả kiểm tra như sau:
Nhóm Lớp Số sinh viên
Mức độ nhận thức sinh viên
Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém
SL % SL % SL % SL %
Thực
nghiệm 2A 52 8 15,38 20 38,46 18 34,62 6 11,54
Đối
Chứng 3A 60 10 16,67 22 36,67 23 38,33 5 8,33
Bảng 3.1. Bảng kết quả kiểm tra ban đầu của hai lớp thực nghiệm và đối chứng qua bài kiểm tra lý thuyết
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn mức độ nhận thức ban đầu của sinh viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua bài kiểm tra lí thuyết
Nhận xét:
Nhìn vào bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 trên ta thấy:
- Tỉ lệ sinh viên yếu kém đều có ở hai lớp, gần tương đương nhau. Điểm yếu kém lớp thực nghiệm là 11.54%; lớp đối chứng là 8.33%.
- Điểm trung bình có độ chênh lệnh không cao. Lớp thực nghiệm là 34.62%; lớp đối chứng là 38.33%.
- Điểm khá cũng có độ chênh lệnh không cao. Lớp thực nghiệm là 38.46%, lớp đối chứng là 36.67%.
- Tỉ lệ sinh viên đạt giỏi không nhiều, lớp thực nghiệm là 15.38%, lớp đối chứng là 16.67%.
Như vậy, qua kiểm tra ban đầu chúng tôi nhận thấy mức độ nhận thức của sinh viên hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau.
3.2.2.3. Thiết kế giáo án và bài giảng thực nghiệm
Để tiến hành dạy học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành soạn bài và dạy cho hai lớp thực nghiệm và đối chứng cùng một bài. Hai giáo án khi thiết kế phải đảm bảo nguyên tắc chung: không làm thay đổi nội dung, chương trình, kế hoạch hướng dẫn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với các điều kiện vật chất của nhà trường. Tuy nhiên giữa hai giáo án có sự khác biệt cơ bản:
* Giáo án lớp đối chứng:
- Phương pháp dạy học: Theo phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại…
- Chưa có nội dung rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
- Chỉ làm rõ được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
- Tuần tự các bước lên lớp: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, bài mới, luyện tập, hướng dẫn học bài và làm bài.
- Đánh giá kết quả: giảng viên là người độc quyền đánh giá theo khuôn mẫu kết quả học tập của sinh viên.
* Giáo án thực nghiệm:
- Nội dung sử dụng mạng xã hội cho sinh viên. Trong giáo án, về mặt câu chữ không thể đưa vào lột tả hết cái cần nói, cần rèn luyện cho sinh viên, mà chủ yếu mang tính định hướng ‘‘ý tưởng’’ dạy học của giảng viên.
- Phương pháp dạy học: Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với việc sử dụng mạng xã hội cho sinh viên.
- Các bước lên lớp: Theo nội dung: Ổn định tổ chức - khám phá - kết nối - luyện tập - vận dụng.
- Đánh giá: giảng viên không còn giữ vai trò độc quyền trong đánh giá, sinh viên có quyền nhận xét đánh giá bạn và tự đánh giá.