Một số yêu cầu và nguyên tắc xây dựng bài giảng

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI TỈNH SƠN LA (Trang 43 - 47)

2.2.7.1. Yêu cầu bài giảng:

- Nội dung bài giảng: Nội dung phải được minh họa cô đọng và hợp lý. - Câu hỏi giải đáp: Chính xác, thích hợp với nội dung, tính logic của vấn đề và có sự phản hồi của người dạy.

- Tính đa phương tiện: phim (video), âm thanh (Audio), tranh ảnh (image) và hoạt hình (Flash).

- Tính tương tác: Hoạt động của người dạy, hoạt động của người học và hoạt động của công cụ hỗ trợ (Máy tính).

2.2.7.2. Một số nguyên tắc cơ bản để đảm bảo bài giảng

*Về nội dung trang trình chiếu

- Những điều kiện cần để nội dung bài giảng đạt chất lượng tốt. + Đủ nội dung cơ bản bài học.

+ Phải được mở rộng cập nhật.

+ Nhiều thông tin có ý nghĩa và được chọn lọc.

+ Trên các trang trình chiếu phải thể hiện được tính phương pháp. - Những vấn đề nội dung cần tránh để xây dựng bài giảng.

+ Nội dung nghèo nàn, chỉ nhằm thay thế chiếc bảng đen. + Quá nhiều thông tin làm người học bị “nhiễu”.

+ Sai sót lỗi chính tả, lỗi văn bản. * Về hình thức trình chiếu

- Những điều kiện cần để hình thức bài giảng đạt chất lượng tốt:

+ Bố cục các trang trình chiếu sao cho người học dễ theo dõi, ghi được bài nếu thấy cần thiết.

+ Các trang trình chiếu phải mang tính thẩm mĩ để kích thích sự hứng thú học tập, vừa giáo dục được sinh viên.

+ Cỡ chữ phù hợp với số lượng người học, quá lớn thì loãng thông tin, quá nhỏ thì người cuối lớp không nhìn thấy. Thông thường dùng cỡ chữ 24 hoặc 28 là vừa.

+ Cố gắng tận dụng kĩ thuật trong phần mềm (nhưng không cần thiết cầu kì) để thể hiện tính sư phạm bài giảng.

* Những vấn đề hình thức cần tránh để xây dựng bài giảng - Lạm dụng các hiệu ứng (effect) tới mức không cần thiết.

2.2.7.3. Nghệ thuật thu hút chú ý của sinh viên trong thiết kế bài giảng

Mỗi bài giảng, mỗi trang trình chiếu điều có sự hướng đích khác nhau, thể hiện ở sự bố trí thông tin, bố cục, màu sắc… Tuy nhiên mọi hướng đích điều có một mục đích chung, đó là truyền tải được thông tin một cách có hiệu quả và thuyết phục người nghe. Vì vậy, thu hút được sự chú ý làm cho sinh viên phải theo dõi bài giảng một cách tự nguyện. Đó cũng là nghệ thuật sư phạm của người giảng và người thiết kế các trang trình chiếu mà chúng tôi muốn đề cập tới. Thông thường trong một giờ giảng, giảng viên sẽ khá tập trung vào thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên sự tập trung ấy sẽ giảm dần rất nhanh vào cuối bài giảng, nếu chúng ta cho người học biết rằng bài học sắp kết thúc, họ sẽ chú ý trở lại, trong khi nội dung chính của bài giảng nằm ở khoảng “giữa”. Vậy, làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe trong suốt quá trình bài giảng? bản thân các trang trình chiếu (nếu soạn hợp lý) đã có sức hút lớn đối với sinh viên. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng dụng tính ưu việt đó đôi khi bài giảng có tác dụng ngược. Nghệ thuật sư phạm của người thiết kế bài giảng sẽ có sức hút riêng đối với người học trong giờ học.Và dưới đây có một số thủ thuật cần thiết cho việc thiết kế bài giảng sử dụng mạng xã hội.

Thứ nhất là, thay vì mở đầu bằng lời kể chuyện dẫn dắt, ra bài tập nhỏ, ta

kèm theo đó là trang hình phù hợp với nội dung nói, thậm chí có thể là đoạn trích, một câu hỏi thảo luận đầu giờ, một hình ảnh có ý nghĩa, một đoạn phim…

Thứ hai là, hãy dành một trang nêu tên bài học (sau mở đầu) cùng các đề mục (dàn bài) và cũng giới thiệu sơ qua các phần đề cập đến các vấn đề gì, người học sẽ dễ dàng có một tổng quan về bài giảng, gây tâm lý chờ đợi những thông tin thú vị phía sau.

Thứ ba là, mỗi nội dung nhỏ cần có “điểm nhấn” hấp dẫn, một câu chuyện để chuyển tiếp giữa các mục, hình ảnh, một đoạn phim, một nhiệm vụ học tập cho người học làm nhanh, một câu trích dẫn có ý nghĩa, có thể pha một ít hài hước… để lôi kéo người nghe trở về bài giảng, đôi khi có ai đó bị mất tập trung.

Thứ tư là, hãy giữ liên tục nội dung bài giảng (phần dành cho người học muốn ghi) từ trang này sang trang khác như một chiếc “ bảng kéo”. Muốn làm điều này cần chú ý:

- Hãy sử dụng cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ thống nhất theo từng loại chủ đề và mục của bài học. Cỡ chữ ghi nội dung cụ thể nhỏ hơn các đề mục. Sự thống nhất này phải giữ từ đầu đến cuối bài giảng, cho dù nội dung bài học phải chuyển sang trang tiếp.

- Cố gắng sắp xếp nội dung một hoặc một số mục nằm gọn trong trang trừ trường hợp bất khả kháng.

- Mọi nội dung khác không nhằm cho người học ghi hoặc vẽ theo, chỉ dùng tạm thời để mở hoặc làm “điểm nhấn” cho bài giảng (chuyển tiếp giữa các mục, minh họa hình ảnh, câu hỏi thảo luận, nhiệm vụ khám phá…) đều phải dùng kĩ thuật “chèn” các ô cửa sổ có hình hoặc chữ, sử dụng trong thoát ra, không lưu lại (dùng hiệu ứng xuất hiện rồi biến mất) hoặc dùng thuật Hyperlink (trong insert), sao cho từ trang đầu đến cuối trang vẫn là nội dung chính của bài giảng.

Những công việc trên cần phải được sự kết hợp linh hoạt với nghệ thuật trình bày của giảng viên. Ví dụ: Thay vì chuyển tiếp sang mục khác thì giảng viên có thể tóm lược các ý chính của mục mới vừa giảng. Nhờ vậy mà người nghe sẽ bắt kịp tiến độ bài giảng và làm cho sinh viên tập trung hơn.

Thứ năm là, mỗi trang sau cần tạo điều kiện cho việc quay về các trang trước để nội dung bài giảng được liên tục (đôi khi cần nhắc lại cái mới học ở trang trước). Muốn vậy, cần lập file riêng cho từng trang nhưng bỏ hết hiệu ứng của trang này) chúng tôi gọi nó là “trang sạch” rồi cho vào tệp của bài giảng “ Foder”. Đến chỗ nào đó trong bài giảng cần nhắc lại các trang trước dùng Hyperlink cho xuất hiên ngay trang đó.

Thứ Sáu là, một nghịch lí về sự chú ý thường xảy ra trong giờ dạy học bằng các trang trình chiếu, nhất là đối với những người mới sử dụng lần đầu

là: sự lạm dụng các effect sẽ có thể tập trung sự chú ý của người học, song sự chú ý đó lại không hướng vào nội dung bài học mà là sự sặc sỡ của màn hình, vào những sự “ nhảy múa” đủ kiểu chữ và hình trong các trang trình chiếu.

Có nghĩa là, người học vẫn phải chú ý vẫn thích thú các bài học nhưng khi kết thúc giờ học thì bài học cũng biến mất trong đầu các em. Điều này thật dễ hiểu đối với tâm sinh lí của sinh viên.

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI TỈNH SƠN LA (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w