Khi ta đã xác định được mục tiêu của bài dạy, lựa chọn được kiến thức cần thể hiện thì việc tiếp theo là ta phải xây dựng được từng đơn vị cụ thể của một tiến trình dạy học và viết kịch bản hóa bài học nó cũng tương tự như soạn giáo án thông thường, công việc thiết kế càng kỹ lưỡng, càng khoa học bao nhiêu thì kết quả đạt được bấy nhiêu.
Để thiết kế một cách có hiệu quả ta cần đi theo trình tự sau: - Xác định nội dung hoạt động
Khi thiết kế hoạt động người dạy cần trả lời câu hỏi sau: để đạt được mục tiêu của bài học thì cần những hoạt động nào? Mỗi hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu nào? Có vai trò gì? Cách thức tổ chức hoạt động ra sao? Những nội dung nào nên để người học làm việc với cá nhân, nội dung nào nên làm việc theo nhóm lớp?
Với mỗi hoạt động người dạy cần đưa ra những yêu cầu cụ thể để hướng dẫn hoạt động học tập của người học. Những yêu cầu này thực chất là những câu hỏi, bài tập hoặc những chỉ dẫn được sắp xếp theo một thứ tự nhất định.
Tùy theo tính logic của quá trình nhận thức kiến thức và kỹ năng trong bài. Biên soạn các câu hỏi theo phương pháp lựa chọn hoặc các câu hỏi theo phương pháp cung cấp còn gọi là câu hỏi mở.
-Dự tính phân chia thời gian cho mỗi hoạt động:
Việc phân chia thời gian cho mỗi hoạt động có ý nghĩa rất lớn , nó tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch chi tiết của mỗi bài học một cách khoa học đồng thời cũng xác định trọng tâm, trọng điểm của bài học giúp người học thực hiện thành công bài học trên lớp. Cần tìm hiểu kỹ lưỡng nội dung bài học trong giáo trình, từ đó lựa chọn nội dung cần khắc sâu và con đường tổ chức các hoạt động nhận thức, tất cả các hoạt động điều phải nhằm vào việc giúp sinh viên có kỹ năng khai thác, xử lý thông tin… đó là ta phải lập kịch bản, thiết kế các ý tưởng cần đưa nội dung vào theo các quy trình một cách tuần tự, logic phù hợp cho từng đơn vị kiến thức của bài học.