- Xây dựng kế hoạch cụ thể vào đầu mỗi năm học và thông báo, hướng dẫn cụ thể đến các đơn vị liên quan để thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.K ết luận
Luận văn tổng kết một số cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra, đánh giá nói chung, về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn nói riêng. Qua đó giúp tôi có cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp cải thiện nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên trong quá trình được đào tạo ở Trường. Các biện pháp này đã được xin ý kiến đóng góp của cán bộ quản lý và giảng viên có kinh nghiệm trong nhà Trường và được đánh giá là cần thiết và khả thi.
2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nói riêng tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, chúng tôi xin đề nghị với các cơ quan một số vấn đề như sau:
2.1. Đối với Ban Giám hiệu Nhà trường
- Cần có sự đổi mới trong chỉ đạo quản lý việc kiểm tra, đánh giá vào giảng dạy ở Trường, đưa các hoạt động đi sâu vào bản chất chuyên môn, tránh các hoạt động có tính chất hình thức, phô trương. Cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tập huấn, trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các khoa về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh.
- Ban Giám hiệu nhà Trường thường xuyên kiểm tra chặt chẽ công tác thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Ban giám hiệu nhà Trường cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất để đảm bảo cho các hoạt động của Trường luôn được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả.
- Chỉ đạo Phòng Đào tạo thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác nhận điểm, lưu điểm và nhập điểm.
- Có các chính sách, chế độ khuyến khích mang tính ổn định lâu dài đối với giảng viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi để động viên họ làm việc lâu dài với Trường.
- Tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm cho các bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó, giáo viên và học sinh.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho các bộ môn và quản lý quy trình kiểm tra đánh giá đó.
- Tăng cường chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo cho các phòng, khoa, ban, bộ môn và các giảng viên lập kế hoạch, đề án, chương trình đổi mới khâu tổ chức thi kiểm tra, đánh giá điển hình để họ báo cáo, đánh giá, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng khắp trường.
2.2. Đối với cán bộ quản lý
Thường xuyên học tập, nắm vững cơ sở lý luận của khoa học quản lý và khoa học giáo dục, rút kinh nghiệm quản lý và tự nâng cao năng lực quản lý. Trên cơ sở đó kết hợp với việc phân tích chính xác tình hình thực tế của Trường để từ đó xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên thành hệ thống các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên định kỳ (cuối tháng, cuối học
kỳ, cuối năm học) từ đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp trong thời gian tới.
- Cần phải năng động, nhạy bén, sáng tạo trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá vào giảng dạy, đặc biệt là trong công tác quy hoạch, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên.
2.3. Đối với Phòng Đào tạo
- Đề nghị phòng Đào tạo cùng với Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ cho tất cả các môn học và đôn đốc các khoa và giảng viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó.
- Đề nghị các tổ chuyên môn thực hiện việc chấm trả bài thi, kiểm tra cho học sinh đảm bảo đúng quy trình kiểm tra đánh giá để đạt hiệu quả cao.