- Xây dựng đáp án và biểu điểm
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
2.4.1. Mô tả công cụ dùng để khảo sát thực trạng
Bộ công cụ để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:
2.4.1.1. Cơ sở tâm lý học
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng là một hoạt động quản lý xã hội, do đó cả chủ thể và khách thể quản lý đều là con người (cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên và
những người có liên quan). Trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách, mỗi cá nhân có cá tính riêng cùng với nhu cầu luôn muốn thể hiện mình, được thực hiện và hoàn thành công việc được giao để khẳng định mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần. Sự mong muốn đó cần có sự tác động bên ngoài từ phía người quản lý. Bên cạnh đó, quan hệ giữa nhà quản lý và người được quản lý trong trường học là quan hệ liên nhân cách, quan hệ giữa thủ trưởng và cấp dưới. Chính vì vậy trong quản lý, người cán bộ quản lý cần phải nắm được hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, tình cảm, đạo đức … của từng giảng viên để từ đó có các biện pháp thích hợp nhằm tạo lập trong mỗi cá nhân niềm say mê, phấn khởi, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo đối với công việc được giao.
2.4.1.2. Cơ sở lý luận dạy học
Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm các thành tố: mục đích, nhiệm vụ dạy học; nội dung dạy học; thầy và hoạt động dạy; trò và hoạt động học; các phương pháp, phương tiện dạy học; đánh giá kết quả dạy học. Các thành tố này có mối quan hệ khắng khít với nhau. Mặt khác, toàn bộ quá trình dạy học lại là một hệ thống có mối quan hệ qua lại và thống nhất với môi trường xã hội, chính trị và môi trường cách mạng khoa học - kỹ thuật. Việc đưa ra các nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của cán bộ quản lý phải căn cứ trên cơ sở các thành tố của quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
2.4.1.3. Cơ sở khoa học quản lý
Để tìm hiểu biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn chúng tôi đã quan sát, nhìn nhận một cách khách quan các hoạt động giảng dạy của giảng viên, về công tác quản lý các mặt của cán bộ quản lý. Sau đó chúng tôi đã trao đổi, trò chuyện cùng giảng viên và cán bộ quản lý và chúng
tôi đã phát 20 phiếu hỏi cho các đối tượng là cán bộ quản lý, 100 phiếu cho các đối tượng là giảng viên. Tất cả các phiếu phát ra đều được thu hồi và đều được trả lời đầy đủ các nội dung được hỏi.
Bộ phiếu trưng cầu ý kiến về biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên được sắp xếp thành 8 nội dung có 2 mẫu: mẫu 1 dành cho giảng viên, mẫu 2 dành cho cán bộ quản lý. Vì Tổ trưởng cũng có tham gia vào việc quản lý các hoạt động giảng dạy nên chúng tôi sắp xếp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng Phó phòng, Khoa và các Tổ trưởng chuyên môn vào cùng một nhóm gọi là nhóm cán bộ quản lý gồm 20 người. Giảng viên được xếp riêng thành một nhóm gọi là nhóm giảng viên gồm 100 người.
* Phiếu trưng cầu ý kiến giảng viên và cán bộ quản lý (mẫu 1, mẫu 2)
Ở câu 1 (mẫu 1, mẫu 2) chúng tôi chỉ khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên với quy định các mức độ sau: Không quan trọng; Tương đối quan trọng; Quan trọng; Rất quan trọng. Thang điểm đánh giá từ 1 đến 4.
Câu 2 (mẫu 1, mẫu 2) chúng tôi muốn cả hai nhóm đối tượng cán bộ quản lý và giảng viên xác định việc các chủ thể quản lí thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá và hiệu quả đạt được, với hướng dẫn trả lời đã nêu trên phiếu trưng cầu ý kiến: “Ở mỗi câu phát biểu có hai phần cần trả lời: thực hiện và hiệu quả đạt được. Ở mỗi phần, người trả lời chỉ đánh dấu (x) vào 1 ô mà thôi.” Khi nhập số liệu, chúng tôi nhập theo thang điểm sau:
Thực hiện: 1 điểm nếu người trả lời đánh dấu (x) vào cột “không”; 2 điểm nếu người trả lời đánh dấu (x) vào cột “có”
Hiệu quả đạt được: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm; Đạt: 2 điểm; Chưa đạt: 1 điểm.
Câu 3 (mẫu 1, mẫu 2): chúng tôi muốn tham khảo thêm các nội dung và biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên; các ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo.
Khi xử lý số liệu, Ở câu 1 chúng tôi thực hiện thủ tục so sánh giá trị trung bình để rút ra nhận xét.
Ở nội dung câu 2 chúng tôi thực hiện kiểm nghiệm t với hai mẫu độc lập - Trung bình cộng (Mean), trong đó:
+ x: Trung bình cộng của nhóm CBQL, + y: Trung bình cộng của nhóm GV,
+ z: Trung bình cộng của hai nhóm CBQL và GV.
- : Độ lệch chuẩn của dân số (Std. Deviation), trong đó: + σx: Độ lệch chuẩn của nhóm CBQL,
+ σy: Độ lệch chuẩn của nhóm GV,
+σz: Độ lệch chuẩn của hai nhóm CBQL và GV,
2.4.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp quản lý hoạt
động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường cao đẳng, đại học trong cả nước cải cách nền giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là cải cách trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học. Trên cơ sở đó Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn xây dựng và sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm đưa uy tín và chất lượng đào tạo của trường lên một tầm cao mới. Sau đây, là các nhóm biện pháp mà Trường đang sử dụng và thực
trạng sử dụng của các nhóm biện pháp này.