III. Vận dụng
C4: Khi gảy mạnh dây đàn, dây đàn dao động mạnh, biên độ dao động của dây đàn lớn, tiếng đàn sẽ to .
C5: Biên độ dao động của điểm M trong trường hợp a lớn hơn . C6: Khi máy thu thanh phát ra âm to thì màng loa dao dộng mạnh , biên độ dao động của màng loa lớn và ngược lại .
C7:Tiếng ồn ở sân trường khoảng 70 đến 80 dB
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
trường trong giờ ra chơi .
GV? Độ to của âm phụ thuộc như thế nào vào nguồn âm ?
? Đơn vị đo độ to của âm là gì ? GV: Cho HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
GV: Âm truyền đến tai →Màng nhĩ dao động . Âm to → Màng nhĩ dao động với biên độ lớn → màng nhĩ bị căng quá nên thủng → điếc tai .
GV? Khi có âm quá to , người ta thường có động tác gì để bảo vệ tai ?
HS: Lấy hai tay bịt vào tai hoặc lấy bông bịt tai ..
HĐ5 : Hướng dẫn học ở nhà
GV : Hướng dẫn :
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập 12.1 đến 12.5 SBT
Tuần 14 Ngày soạn :5/12/2007 Tiết 14 Ngày dạy : 12 /12/2007
môi trường truyền âm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm . - Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau : Rắn, lỏng, khí .
2. Kỹ năng :
- Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào? - Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ và âm càng nhỏ .
3. Thái độ : Nghiêm túc trong học tập . Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế .
II. Chuẩn bị của thầy và trò
- GV : Tranh phống to hình 13.4 .
- Nhóm HS : + 2 trống .
+ 2 quả bóng bàn .
+ 1 nguồn phát âm dùng vi mạch kèm pin ( Đồng hồ báo thức) . + 1 bình nước có thể cho lọt đồng hồ báo thức .
III. Tổ chức lớp
1.Kiểm tra sĩ số
7A 7B 7C
2 . Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân .
IV. Tổ chức hoạt đông dạy và học
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình
huống học tập 1. Kiểm tra
HS1: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? Đơn vị đo độ to của âm ? Làm bài 12.1, 12.2
HS2: Làm bài 12.4, 12.5 .
HS1: Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm . Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn, âm phát ra
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
2 HS lên bảng làm bài , HS dưới lớp theo dõi và nhận xét .
2.Tổ chức tình huống học tập
GV: Đặt vấn đề : Ngày xưa để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe tại sao
HĐ2 : Nghiên cứu môi trường truyền âm .