Lớp biểu bì :

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm (Trang 33 - 35)

Dày khoảng 0,2mm, có độ dày khác nhau từng vùng. Dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở vùng quanh mắt.

Lớp biểu bì tính từ ngoài vào được chia thành 4 lớp: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy. Riêng lòng bàn tay và lòng bàn chân thì giữa lớp sừng với lớp hạt còn có thêm lớp trong suốt.

Quá trình sừng hóa (Turnover):

–Quá trình này bắt đầu ở lớp đáy. Các tế bào lớp đáy sản sinh ra tế bào mới, di chuyển dần lên tạo thành các tế bào lớp trên, cuối cùng thành lớp sừng và tróc ra khỏi da. Quá trình này thườngmất khoảng 28 ngày (Trong đó tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng mất khoảng 14ngày và mất thêm14 ngày nữa để tróc ra khỏi da). Càng lớn tuổi, turnover diễn ra càng chậm. Nên theo thời gian làn da của người lớn tuổi sẽ trở nên dày, nhăn nheo. Quá trình turnover của em bé diễn ra nhanh và liên tục, nên da em bé lúc nào cũng hồng hào, khỏe mạnh.

– Nếu quá trình turnover diễn ra chậm, lớp sừng sẽ ko tróc ra mà dần dần tích tụ lại tạo thành 1 lớp dày. Hiện tượng này gọi là sừng hóa quá độ.

– Ngược lại nếu turnover diễn ra nhanh, lớp sừng hình thành không đầy đủ, dẫn đến khả năng giữ nước giảm. Da sẽ trở nên khô ráp. Hiện tượng này gọi là sừng hóa không hoàn toàn.

Trang 24

Hình 2.5. Biểu đồ quá trình sừng hóa

a. Lớp đáy: có 1 lớp

–Là lớp dưới cùng của biểu bì, tiếp giáp trực tiếp với lớp bì và có hình gợn sóng. Được các mạch máu ở lớp bì cung cấp chất dinh dưỡng nên quá trình sản sinh ra tế bào mới ở lớp đáy diễn ra liên tục.

– Khắp nơi trên lớp đáy có tế bào tạo sắc tố (Melanocytes), có nhiệm vụ sản sinh ra melanin.

Hình 2.6. Lớp đáy có tế bào sắc tố

–Tế bào chứa melanin quyết định màu da theo chủng tộc, nơi sinh sống. Mỹ phẩm và một số cách khác có thể làm thay đổi màu da tạm thời nhưng rất khó để chuyển hoàn toàn từ màu da này sang màu da khác.

Melanin và sắc tố da:

Khi ra nắng cơ thể có phản ứng tự vệ: tuyến mồ hôi tiết ra acid urocanic, tế bào hạt sinh ra hắc tố melanin, tế bào sừng dày ra để cản tia tử ngoại.Phản ứng tự vệ này gây ra bất lợi về mặt thẩm mỹ trên da: tế bào sừng dày ra, bịt chặt tuyến bã nhờn gây mụn; sắc tố melanin làm da sậm lại làm da sần sùi, đen sạm đi và dễ nổi mụn.

Trang 25 Vì thế, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều dễ làm da xấu đi, nám, nhanh lão hóa… Nên các cần che chắn kĩ khi ra nắng, dùng thêm kem chống nắng để hạn chế tác nhân gây hại củatia UV đến làn da.

b. Lớp gai

– Có từ 5-10 lớp. Là lớp dày nhất trong biểu bì

– Bề mặt tế bào có nhiều lỗ chân lông giống gai nhọn nên tạo được liên kết vững chắc với nhau.

c. Lớp hạt

Có từ 2-3 lớp. Lớp hạt được hình thành do lớp gai được phân hóa và đẩy dần lên trên, hình dạng trở nên bằng phẳng, trở thành tế bào hạt.

d. Lớp sừng

– Có từ 10-20 lớp.

–Là lớp trên cùng của biểu bì, gồm những tế bào mất nhân và trở thành tế bào chết, tự động tróc ra khỏi bề mặt da.

Hình 2.7. Lớp sừng của da

–Ở lớp này có các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (Natural Moisturizing Factor) và chất béo Ceramide,

có chức năng hoạt động như mộtrào cản giúp giữ nước cũng như ngăn cản sự xâm nhập của các

sinh vật lạ vào cơ thể.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm (Trang 33 - 35)