Công thức nền sữa tắm

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm (Trang 28)

Trang 19 Quy trình sản xuất sữa tắm về cơ bản thì có thể tìm thấy các thành phần cơ bản như sau: - Phối chế sơ bộ - Phối chế thành phẩm - Điều chỉnh pH - Vô bao bì - Dán Nhãn - Đóng thùng

Công thức phối chế xà phòng nói chung và sữa tắm nói riêng là không giới hạn. Nó tùy thuộc vào việc nghiên thị trường ( nhu cầu, chức năng, an toàn mỹ phẩm, thời giá,...) để thực hiện việc lên công thức. Thành phần công thức thay đổi tùy theo tổng giá sản phẩm mà nhà sản xuất quan tâm có thể bán được và khách hàng dùng thử chấp nhận được cũng như được chứng nhận bởi bên an toàn về mỹ phẩm (thuộc y tế). Nhưng có thể thấy công thức chung của dầu tắm: - Chất hoạt động bề mặt - Chất điều pH - Chất dưỡng ẩm - Hương liệu - Dung môi hổ trợ - Nước cất - Các phụ gia ổn định hệ nhũ tương - Chất độn vô cơ Bảng 2.1.Thành phần của sữa tắm

Chức năng Nguyên liệu Thành phần (%) theo khối lượng

Chất bảo quản BHT 0,1 Metyl paraben 0,1 Propyl paraben 0,1 Chất ổn định và làm đặc HEC 0,5 Chất HĐBM CAPB 3,0 NaLS 14,0

Trang 20

Tạo độ nhờn Dimethicone 2,0

Chất giữ ẩm Propylene glycol 1,0

Glycerine 4,0 Điều chỉnh độ nhớt NaCl 1,5 Chất nhũ hóa TEA pH = 8 (chỉnh) Các phụ gia khác Sữa tươi 10,0 Hương liệu 0,25 (chỉnh) Acid citric pH = 6,5 Nước 63,45 2.2. MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÀ PHÒNG 2.2.1. Sản xuất xà phòng trực tiếp từ các acid béo

Sơ đồ bao gồm các giai đoạn:

Pha trộn các loại dầu: Tính toán tỉ lệ, phối hợp các loại nguyên liệu theo đúng yêu cầu của quá trình công nghệ.

Tẩy trắng, khử mùi: Loại khỏi dầu mỡ các tạp chất như nước, bụi, caroten, clorophyl,. Xà phòng hoá: Thực hiện phản ứng xà phòng hoá dầu mỡ bằng kiềm tạo xà phòng và glyxerin.

Tách xà phòng: tách glyxerin ra khỏi xà phòng. Sự tách này dựa trên nguyên tắc là glyxerol hoà tan được trong nước muối trong khi xà phòng thì không. Quá trình tách rửa cũng giúp loại được một phần lớn các chất bẩn có màu sắc.

Quá trình rửa được thực hiện bằng cách pha trộn xà phòng với một dung lượng nước muối, có khuấy trộn. Sau vài giờ trộn, xà phòng tách ra ở lớp trên, còn lớp dưới là nước muối + glyxerin. Quá trình rửa được tiến hành 3 lần để loại glyxerin ra khỏi xà phòng.

Tách glyxerin: Người ta đưa dung dịch nước muối + glyxerin được thu hồi tới một thiết bị bốc hơi để thu hồi glyxerol và muối được quay vòng dùng lại.

Xà phòng hoá triệt để (loại muối): xà phòng sau khi tách khỏi glyxerin vẫn còn chứa nhiều muối, làm ảnh hưởng đến chất lượng. giai đoạn này giúp giảm số lượng muối, loại các tạp chất có màu sắc, tăng nồng độ cho dung dịch xà phòng. Trong giai đoạn này, người ta pha trộn dung dịch xà phòng với dung dịch xút loãng. Khi đó, dung dịch sẽ phân làm hai lớp: lớp trên là xà phòng mịn, lớp dưới là hỗn hợp nước - muối - xút - tạp chất (không có xà

Trang 21 phòng) hoặc một dung dịch negro chứa vài phần trăm đến 25 - 30% xà phòng, muối, xút và các tạp chất khác.

Hình 2.1. Các giai đoạn sản xuất xà phòng bằng phương pháp xà phòng hoá trực tiếp 2.2.2. Sản xuất xà phòng bằng cách trung hoà các axit béo

Phương pháp này được sử dụng ít hơn phương pháp trên vì nó có những điểm không thuận lợi là:

- Giá thành thiết bị cao

- Chỉ dùng với những nhà máy sản xuất lớn.

Tuy nhiên nó cũng có những thuận lợi là: công nghệ đơn giản, linh hoạt trong quá trình sản xuất vì có thể thay đổi dễ dàng thành phần chất béo.

Trang 22

Hình 2.2. Sản xuất xà phòng bằng cách trung hoà axit béo

2.3. CẤUTẠOLỚP DA VÀ PHÂN LOẠI CÁC LOẠI DA 2.3.1. Cấu tạo lớp da 2.3.1. Cấu tạo lớp da

Da bao bọc toàn bộ cơ thể, là ranh giới ngăn cách cơ quan bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài. Da có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác động của môi trường bên ngoài (tia cực tím, chất ô nhiễm, vi khuẩn..).

Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người. Da chiếm 16% trọng lượng cơ thể và diện tích da của 1 người lớn lên đến 1,6m2

Trang 23

Da có 3 lớp: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì (lớp mô dưới da).

Hình 2.4.Cấu tạo các lớp của da

2.3.1.1. Lp biu bì :

Dày khoảng 0,2mm, có độ dày khác nhau từng vùng. Dày nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở vùng quanh mắt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lớp biểu bì tính từ ngoài vào được chia thành 4 lớp: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy. Riêng lòng bàn tay và lòng bàn chân thì giữa lớp sừng với lớp hạt còn có thêm lớp trong suốt.

Quá trình sừng hóa (Turnover):

–Quá trình này bắt đầu ở lớp đáy. Các tế bào lớp đáy sản sinh ra tế bào mới, di chuyển dần lên tạo thành các tế bào lớp trên, cuối cùng thành lớp sừng và tróc ra khỏi da. Quá trình này thườngmất khoảng 28 ngày (Trong đó tế bào di chuyển từ lớp đáy lên lớp sừng mất khoảng 14ngày và mất thêm14 ngày nữa để tróc ra khỏi da). Càng lớn tuổi, turnover diễn ra càng chậm. Nên theo thời gian làn da của người lớn tuổi sẽ trở nên dày, nhăn nheo. Quá trình turnover của em bé diễn ra nhanh và liên tục, nên da em bé lúc nào cũng hồng hào, khỏe mạnh.

– Nếu quá trình turnover diễn ra chậm, lớp sừng sẽ ko tróc ra mà dần dần tích tụ lại tạo thành 1 lớp dày. Hiện tượng này gọi là sừng hóa quá độ.

– Ngược lại nếu turnover diễn ra nhanh, lớp sừng hình thành không đầy đủ, dẫn đến khả năng giữ nước giảm. Da sẽ trở nên khô ráp. Hiện tượng này gọi là sừng hóa không hoàn toàn.

Trang 24

Hình 2.5. Biểu đồ quá trình sừng hóa

a. Lớp đáy: có 1 lớp

–Là lớp dưới cùng của biểu bì, tiếp giáp trực tiếp với lớp bì và có hình gợn sóng. Được các mạch máu ở lớp bì cung cấp chất dinh dưỡng nên quá trình sản sinh ra tế bào mới ở lớp đáy diễn ra liên tục.

– Khắp nơi trên lớp đáy có tế bào tạo sắc tố (Melanocytes), có nhiệm vụ sản sinh ra melanin.

Hình 2.6. Lớp đáy có tế bào sắc tố

–Tế bào chứa melanin quyết định màu da theo chủng tộc, nơi sinh sống. Mỹ phẩm và một số cách khác có thể làm thay đổi màu da tạm thời nhưng rất khó để chuyển hoàn toàn từ màu da này sang màu da khác.

Melanin và sắc tố da:

Khi ra nắng cơ thể có phản ứng tự vệ: tuyến mồ hôi tiết ra acid urocanic, tế bào hạt sinh ra hắc tố melanin, tế bào sừng dày ra để cản tia tử ngoại.Phản ứng tự vệ này gây ra bất lợi về mặt thẩm mỹ trên da: tế bào sừng dày ra, bịt chặt tuyến bã nhờn gây mụn; sắc tố melanin làm da sậm lại làm da sần sùi, đen sạm đi và dễ nổi mụn.

Trang 25 Vì thế, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều dễ làm da xấu đi, nám, nhanh lão hóa… Nên các cần che chắn kĩ khi ra nắng, dùng thêm kem chống nắng để hạn chế tác nhân gây hại củatia UV đến làn da.

b. Lớp gai

– Có từ 5-10 lớp. Là lớp dày nhất trong biểu bì

– Bề mặt tế bào có nhiều lỗ chân lông giống gai nhọn nên tạo được liên kết vững chắc với nhau.

c. Lớp hạt

Có từ 2-3 lớp. Lớp hạt được hình thành do lớp gai được phân hóa và đẩy dần lên trên, hình dạng trở nên bằng phẳng, trở thành tế bào hạt.

d. Lớp sừng

– Có từ 10-20 lớp.

–Là lớp trên cùng của biểu bì, gồm những tế bào mất nhân và trở thành tế bào chết, tự động tróc ra khỏi bề mặt da.

Hình 2.7. Lớp sừng của da

–Ở lớp này có các yếu tố giữ ẩm tự nhiên (Natural Moisturizing Factor) và chất béo Ceramide,

có chức năng hoạt động như mộtrào cản giúp giữ nước cũng như ngăn cản sự xâm nhập của các

sinh vật lạ vào cơ thể.

2.3.1.2. Lớp trung bì

– Chiếm đại bộ phận của da, nằm ngay bên dưới lớp biểu bì. Có độ dày gấp 15-40 lần lớp biểu

bì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

–Lớp trung bì được chia thành: lớp đầu nhũ và lớp lưới.

– Quá trình turnover của lớp trung bì có thể lên đến 5-6 năm.

–Ngoài ra, trong lớp trung bì còn có các cơquan trực thuộc da như: tuyến nhờn, tuyến mồ hôi.

Tuyến nhờn và tuyến mồ hôi nằm ở lớp trung bì này, nên cũng có sự liên quan đến yếu tố mụn.

–Trong lớpnày có các sợi collagen, elastin giúp da săn chắc đàn hồi. Các mạch máu, dây thần

Trang 26

Hình 2.8. Lớp trung bì

Lớp trung bì và vấn đề chống lão hóa cho da:

Lớp biểu bì làm da trông sáng và mềm mại, nhưng nếp nhăn xuất hiện là do sự thay đổi ở lớp trung bì. Mục tiêu “chống nếp nhăn” là ngăn chặn sự mất đi của collagen, elastin và axit hyaluronic (HA) – đây là 3 thành phần quan trọng của lớp bì, chúng giảm đi theo độ tuổi hoặc khi da bị viêm. Các sản phẩm kem chống lão hóa trên thị trường bảo là có chứa 3 thành phần này giúp bổ sung, trẻ hóa cho da, nhưng thật sự các thành phần trong kem dưỡng không thể nào thấm sau được đến tận lớp trung bì để mà cải thiện nếp nhăn vì phân tử của chúng quá lớn.

2.3.1.3. Lớp hạ bì

Hình 2.9. Lớp hạ bì

– Lớp này nằm dưới lớp trung bì, có chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡ dưới da. Lớp này đóng vai trò quan trọng như một tấm nệm giúp bảo vệ cơ bắp và các cơ quan bên trong, giữ nhiệt.

– Mô mỡ có độ dày mỏng khác nhau tùy vị trí. Dày nhất ở vùng bụng, ngực, mông, đùi. Mỏng nhất ở vùng mí mắt, mũi, môi.

Trang 27 – Mô mỡ của nữ dày hơn nam, nên cơ thể phụ nữ có đường cong uyển chuyển đẹp mắt. Và nphụ nữ cũng dễ tăng cân béo phì hơn nam giới.

2.3.2. Phân loại các loại da

Đã có rất nhiều hệ thống và phương thức được thiết lập nhằm để phân loại da như: Fitzpatrick (1975), Kawada dành riêng cho da người Nhật (1986), hệ thống phân loại Glogau (1994), hệ thống dựa vào sắc tộc của Lancer (1998), phân loại da cho toàn thế giới của Goldman (2002), hệ thống phân loại của Willis và Earles (2005), hệ thống phân loạidựa vào sựtăngnhiễmsắc da của Taylor (2006) và phân loại da của Leslie Baumann (2006).

Trong số đó, cách phân loại da của Fitzpatrick và Leslie Baumann được sử dụng nhiều trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

Tuy nhiên, theo phương cách thông thường và phổ biến nhất, loại da được quyết định bởi gen di truyền và dựa trên tỷ lệ dầu hoạt động trên da mà chia thành 4 loại cơ bản: da thường, da khô, da dầu và da hỗn hợp. Khác với loại da, tình trạng da được quyết định do các tác nhân bên ngoài và bên trong.

Hình 2.10. Phân loại các loại da

Da thường

Thuật ngữ “da thường” được sử dụng phổ biến để miêu tả làn da khỏe mạnh và lý tưởng nhất. Đây là loại da có sự cân bằng tốt giữa dầu và nước.

Biểuhiện:lỗ chân lông nhỏ,bềmặt da mịn màng, kếtcấu da mềmmịn,sắc diện da đồng đều, và hầu như không có khuyết điểm.

Trang 28 Vấn đề dễ gặp phải: Gen di truyền, tuổi tác là yếu tố phần lớn để may mắn sỡ hữu làn da thường. Tuy nhiên nếu không có sự chăm sóc đúng cách thì loại da thường sẽ rất dễ có xu hướng khô cùng các tình trạng khác như lão hóa, nhạycảm…

Chăm sóc: Vớicấu trúc da khỏe,việcchăm sóc không quá khó và phứctạp cho da thường. Chỉ cần các bước chăm sóc cơ bản như làm sạch, cân bằng ẩm, kem dưỡng, bảo vệ chống nắng được thực hiện đều đặn và thường xuyên thì làn da thường sẽ được duy trì.

Da khô

Biểuhiện: Loại da khô là những làn da sản sinh ít dầu hơn da thường, kèm theo sự đặc trưng thiếu nước trong các lớp da. Da khô có vẻ ngoài căng chặt, khô ráp, sần sùi, và tình trạng nặng hơn là bong tróc.

Vấn đề dễ gặp phải: Da khô thường có xu hướng dễ nhạy cảm, nếp nhăn và lão hóa nhanh. Chăm sóc: Với làn da khô, bên cạnh việc lựa chọn các sản phẩm làm sạch phù hợp thì tăngcường thêm ẩm,giữẩm luôn được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnhđó,cần lưu ý bảo vệ da khi thời tiết lạnh hoặc gió. Tránh sử dụng nước nóng, các chất làm sạch mang tính tẩy rửa, xà phòng để tắm hoặc rửa mặt. Đặc biệt cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.

Da dầu

Biểu hiện: Da dầu với đặc trưng sự hoạt động quá mức của tuyến dầu, khiến sản sinh quá nhiều dầu. Làn da dầu luôn có vẻ bóng nhờn toàn bộ bề mặt, lỗ chân lông to, tốixỉn do oxy hóa bã nhờn.

Vấn đề dễ gặp phải: Da dầu thường dễ phát sinh nhiều vấn đề về da như viêm nhiễm, mụn tắc nghẽn, mụn viêm sưng, sắc diện da tối xỉn, không đồng đều màu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chăm sóc: đểkiểm soát vấn đềdầu phát sinh quá nhiều,lưu ý lựachọn các sảnphẩm và có cách chăm sóc phù hợp. Làm sạch da đượcưu tiên hàng đầuvới các sảnphẩm có thành phần AHA, BHA giúp làm tan dầu, loại bỏ các tế bào sừng kết dính trên da, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa các vấn đề dễ phát sinh với da dầu.

Da hỗn hợp

Biểuhiện:Như chính tên gọi, làn da này là sựkếthợpgiữa các loại da khô và da dầu.Dầu có xu hướngtiết ra nhiềuở khu vựcchữ T, và 2 má có xu hướngtừthườngđến khô hơn. Vấn đề dễ gặp phải: do đây sự kết hợp của làn da khô và dầu ở các vùng da khác nhau, nên các vấn đề dễ gặp phải cũng là sự kết hợp các loại da. Vùng chữ T thường có tình trạng lỗ chân lông to và thô hơn, kèm mụn tắc nghẽn hoặc viêm sưng. Trong khi đó, vùng má dễ gặp phải vấn đề mất nước hoặc lão hóa.

2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ SỮA TẮM

Theo TCVN (5492-1991), một số chỉ tiêu về sữa tắm trên thịtrường như trong bảng 2.2. dưới đây.

Trang 29

Bảng 2.2.Các chỉ tiêu về sữa tắm

Hạng mục Yêu cầu

Chỉ tiêu cảm quan

Trạng thái Lỏng sánh, đồng nhất, không tách lớp, không phân tầng, không có tạp chất lạ.

Màu sắc Đồng nhất, đặc trưng cho sản phẩm.

Mùi Thơm dễ chịu.

Ngoại quan Không có vật bất thường.

Chỉ tiêu vệ sinh an toàn

Giới hạn kim loại nặng, quy

về chì ≤ 2ppm

Giới hạn Asen ≤ 1ppm

Độ nhiễm khuẩn Đạt yêu cầu Độ kích ứng da Đạt yêu cầu

Chỉ tiêu hóa lý

Khả năng chịu nhiệt 45±2

oC, duy trì sản phẩm trong 24h, sau đó để ở nhiệt độ phòng đến khi sản phẩm trở lại trạng thái ban đầu Khả năng chịu lạnh 10±2oC, duy trì trong 24h, sau đó để

ở nhiệt độ phòng mà vẫn không bị kết tủa hay tách nước.

pH dung dịch 1% trong nước 4 – 7, 5

Tỉ trọng ở 25oC Đạt TCCS

Độ chênh lệch khối lượng ≥ 95% khối lượng ghi trên nhãn

Độ nhớt < 10000cps Hàm lượng CHĐBM < 10% Hàm lượng NaCl < 2% Thể tích cột bọt dung dịch 1% ≤ 350ml

Trang 30

2.5. MỘT SỐ LOẠI NẤM GÂY BỆNH TRÊN DA NGƯỜI 2.5.1. Candida albicans 2.5.1. Candida albicans

Phân loại khoa học như sau:

Thuộc giới : Fungi, Ngành: Ascomycota, Lớp : Sacchromycetes, Bộ: Saccharomycetales; Họ : Saccharomycetaceae; chi: Candida, loài : C. albicans (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.11. Nấm Candida albicans

Candida albicanslà một loài nấm có thể gây bệnh, nhưng lại là một thành phần thường gặp ở hệ vi sinh vật đường ruột của con người, hầu như không sinh sản và phát triển ngoài cơ thể con người. Trong các xét nghiệm thông thường, loài này đã được phát hiện trong

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm (Trang 28)