Phân loại các loại da

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm (Trang 37 - 38)

Đã có rất nhiều hệ thống và phương thức được thiết lập nhằm để phân loại da như: Fitzpatrick (1975), Kawada dành riêng cho da người Nhật (1986), hệ thống phân loại Glogau (1994), hệ thống dựa vào sắc tộc của Lancer (1998), phân loại da cho toàn thế giới của Goldman (2002), hệ thống phân loại của Willis và Earles (2005), hệ thống phân loạidựa vào sựtăngnhiễmsắc da của Taylor (2006) và phân loại da của Leslie Baumann (2006).

Trong số đó, cách phân loại da của Fitzpatrick và Leslie Baumann được sử dụng nhiều trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

Tuy nhiên, theo phương cách thông thường và phổ biến nhất, loại da được quyết định bởi gen di truyền và dựa trên tỷ lệ dầu hoạt động trên da mà chia thành 4 loại cơ bản: da thường, da khô, da dầu và da hỗn hợp. Khác với loại da, tình trạng da được quyết định do các tác nhân bên ngoài và bên trong.

Hình 2.10. Phân loại các loại da

Da thường

Thuật ngữ “da thường” được sử dụng phổ biến để miêu tả làn da khỏe mạnh và lý tưởng nhất. Đây là loại da có sự cân bằng tốt giữa dầu và nước.

Biểuhiện:lỗ chân lông nhỏ,bềmặt da mịn màng, kếtcấu da mềmmịn,sắc diện da đồng đều, và hầu như không có khuyết điểm.

Trang 28 Vấn đề dễ gặp phải: Gen di truyền, tuổi tác là yếu tố phần lớn để may mắn sỡ hữu làn da thường. Tuy nhiên nếu không có sự chăm sóc đúng cách thì loại da thường sẽ rất dễ có xu hướng khô cùng các tình trạng khác như lão hóa, nhạycảm…

Chăm sóc: Vớicấu trúc da khỏe,việcchăm sóc không quá khó và phứctạp cho da thường. Chỉ cần các bước chăm sóc cơ bản như làm sạch, cân bằng ẩm, kem dưỡng, bảo vệ chống nắng được thực hiện đều đặn và thường xuyên thì làn da thường sẽ được duy trì.

Da khô

Biểuhiện: Loại da khô là những làn da sản sinh ít dầu hơn da thường, kèm theo sự đặc trưng thiếu nước trong các lớp da. Da khô có vẻ ngoài căng chặt, khô ráp, sần sùi, và tình trạng nặng hơn là bong tróc.

Vấn đề dễ gặp phải: Da khô thường có xu hướng dễ nhạy cảm, nếp nhăn và lão hóa nhanh. Chăm sóc: Với làn da khô, bên cạnh việc lựa chọn các sản phẩm làm sạch phù hợp thì tăngcường thêm ẩm,giữẩm luôn được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnhđó,cần lưu ý bảo vệ da khi thời tiết lạnh hoặc gió. Tránh sử dụng nước nóng, các chất làm sạch mang tính tẩy rửa, xà phòng để tắm hoặc rửa mặt. Đặc biệt cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể.

Da dầu

Biểu hiện: Da dầu với đặc trưng sự hoạt động quá mức của tuyến dầu, khiến sản sinh quá nhiều dầu. Làn da dầu luôn có vẻ bóng nhờn toàn bộ bề mặt, lỗ chân lông to, tốixỉn do oxy hóa bã nhờn.

Vấn đề dễ gặp phải: Da dầu thường dễ phát sinh nhiều vấn đề về da như viêm nhiễm, mụn tắc nghẽn, mụn viêm sưng, sắc diện da tối xỉn, không đồng đều màu.

Chăm sóc: đểkiểm soát vấn đềdầu phát sinh quá nhiều,lưu ý lựachọn các sảnphẩm và có cách chăm sóc phù hợp. Làm sạch da đượcưu tiên hàng đầuvới các sảnphẩm có thành phần AHA, BHA giúp làm tan dầu, loại bỏ các tế bào sừng kết dính trên da, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa các vấn đề dễ phát sinh với da dầu.

Da hỗn hợp

Biểuhiện:Như chính tên gọi, làn da này là sựkếthợpgiữa các loại da khô và da dầu.Dầu có xu hướngtiết ra nhiềuở khu vựcchữ T, và 2 má có xu hướngtừthườngđến khô hơn. Vấn đề dễ gặp phải: do đây sự kết hợp của làn da khô và dầu ở các vùng da khác nhau, nên các vấn đề dễ gặp phải cũng là sự kết hợp các loại da. Vùng chữ T thường có tình trạng lỗ chân lông to và thô hơn, kèm mụn tắc nghẽn hoặc viêm sưng. Trong khi đó, vùng má dễ gặp phải vấn đề mất nước hoặc lão hóa.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)