MỘT SỐ LOẠI NẤM GÂY BỆNH TRÊN DA NGƯỜI

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm (Trang 40)

2.5.1. Candida albicans

Phân loại khoa học như sau:

Thuộc giới : Fungi, Ngành: Ascomycota, Lớp : Sacchromycetes, Bộ: Saccharomycetales; Họ : Saccharomycetaceae; chi: Candida, loài : C. albicans

Hình 2.11. Nấm Candida albicans

Candida albicanslà một loài nấm có thể gây bệnh, nhưng lại là một thành phần thường gặp ở hệ vi sinh vật đường ruột của con người, hầu như không sinh sản và phát triển ngoài cơ thể con người. Trong các xét nghiệm thông thường, loài này đã được phát hiện trong đường tiêu hóa và miệng ở khoảng 40-60% người lớn khỏe mạnh.

Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida có thể khác nhau và phụ thuộc vào vùng nhiễm và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến thường gặp trên các bộ phận bị nhiễm nấm:

Ở da. Bạn có thể có những đốm màu đỏ hoặc màu trắng trên da, nhừng đốm này ngứa, rát và đôi khi có thể bị sưng lên (viêm).

Khu vực sinh dục. Ở phụ nữ, bệnh nhiễm nấm âm đạo có thể có triệu chứng cực kỳ ngứa, tấy đỏ và đau rát ở vùng âm đạo. Dịch âm đạo thường màu trắng và vón cục. Đối với nam giới, triệu chứng có thể bao gồm đau, ngứa hoặc có cảm giác châm chích trên đầu dương vật. Bệnh còn có thể gây đau khi quan hệ.

Miệng và thực quản. Thường được gọi là bệnh tưa miệng, bệnh nhiễm trùng nấm men có thể gây ra những đốm trắng trên lưỡi và miệng. Nướu răng cũng có thể bị sưng lở loét, xuất hiện những mảng đỏ và trắng. Candida thực quản có thể làm cho người bệnh đau đớn và khó nuốt.

Máu và các cơ quan khác. Khi nấm nhiễm vào máu, bệnh có thể gây ra triệu chứng sốt và ớn lạnh.

Trang 31 Loài nấm Candida thường hay gây bệnh là Candida albicans. Loại nấm men này xuất hiện ở khắp mọi nơi, ngay cả bên trong cơ thể của bạn. Chúng phát triển ở những nơi có độ ẩm và nhiệt độ cao như ở bộ phận sinh dục và một số khu vực nhất định trên da. Chúng có thể phát triển ở những người có hệ miễn dịch yếu nhưphụ nữ có thai, người có bệnh tiểu đường hoặc nhiễm HIV/AIDS. Ngoài ra, việc uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài có thể giết chết các vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể của bạn, tạo thuận lợi cho Candida phát triển. Ngoài ra, nó còn gây viêm đường sinh dục cả ở nam và nữ, thậm chí đôi khi gây nguy hại tính mạng, nếu cơ hội cho phép nóphát triển quá mức. Tỷ lệ tử vong là 40% ở những người bệnh nhiễm nấm toàn thân toàn thân. Hàng năm, ước tính ở Hoa Kỳ có đến 2800 đến 11200 ca tử vong do nấm này.

Bệnh nhiễm trùng nấm men rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Nhiễm nấm Candida cũng có thể xuất hiện ở nam giới cũng như trẻ em. Candida thường gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, trẻ sơ sinh và những người nhiễm HIV/AIDS. Bạn có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm nấm Candida bằng việc rửa tay và vệ sinh cá nhân hợp lý.

Hình 2.12. Trẻ bị nhiễm nấm Candida

2.5.2. Pseudomonas aeruginosa

Phân loại khoa học như sau:

Thuộc giới : Bacteria; Ngành: Proteobacteria; Lớp : Gamma Proteobacteria; Bộ: Pseudomonadale; Họ : Pseudomonadaceae; Chi : Pseudomonas; loài : Pseudomonas aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa (hay còn gọi là Trực khuẩn mủ xanh) là một vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người. Nó được tìm thấy trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo trên khắp thế giới. Vi khuẩn không chỉ phát triển trong môi trường không khí bình thường, mà còn có thể sống trong môi trường có ít khí ôxy, và do

Trang 32 đó có thể cư trú trong nhiều môi trường tự nhiên và nhân tạo. Vi khuẩn này dinh dưỡng bằng rất nhiều các hợp chất hữu cơ; ở động vật, nhờ khả năng thích ứng vi khuẩn cho phép nó lây nhiễm và phá hủy các mô của người bị suy giảm hệ miễn dịch.

Hình 2.13. Khuẩn Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh)

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trực khuẩn mủ xanh

Các triệu chứng của nhiễm trực khuẩn mủ xanh thay đổi tùy theo loại nhiễm trùng. Nhiễm trùng máu có thể gây ra các triệu chứng khác nhau như sốt, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể, đau đầu nhẹ, nhịp tim nhanh, thở nhanh, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, giảm đi tiểu. Viêm phổi có thể gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, khó thở, ho (đôi khi có chất nhờn màu vàng, xanh lá cây hoặc máu).

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra muốn đi tiểu thường xuyên, đi tiểu đau, có mùi khó chịu trong nước tiểu, nước tiểu có máu.

Nhiễm trùng vết thương có thể gây ra đau, tấy đỏ, chảy dịch ở vết thương.

Nhiễm trùng tai có thể gây ra đau tai, mất thính lực, chóng mặt và mất phương hướng

Những phòng ngừa nào giúp hạn chế nhiễm trực khuẩn mủ xanh

Phòng ngừa lây truyền qua các thiết bị y tế như ống thông là một cách quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh. Kỹ thuật vô trùng và môi trường vô trùng là quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của nó. Việc vệ sinh đúng cách đối với các thiết bị y tế cũng rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân.

Sử dụng kháng sinh dự phòng không được khuyến cáo để ngăn chặn sự tiến hóa của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Các nạn nhân bỏng nặng nên được đưa vào phòng cách ly để ngăn ngừa tiếp xúc không cần thiết với các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn.

Cần thận trọng để tìm sự giúp đỡ khi có thể có khả năng bị nhiễm trùng, chẳng hạn như bị trầy xước giác mạc do kính áp tròng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 33

Hình 2.14. Người bị nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa

2.5.3. Staphylococcus aureus

Phân loại khoa học như sau:

Vực : Bacteria; Giới : Eubacteria; Ngành : Firmicutes; Lớp : Bacilli; Bộ: Bacillales; Họ: Staphylococcaceae; Chi: Staphylococcus; loài : S. aureus

Hình 2.15. Khuẩn Staphylococcus aureus

Staphylococcus aureus (phát âm /ˌstæfɨlɵˈkɒkəs ˈɔri.əs/, hay Tụ cầu vàng là một loài tụ cầu khuẩn Gram-dương kỵ khí tùy nghi, và là nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các loài tụ cầu. Nó là một phần của hệ vi sinh vật sống thường trú ở da được tìm thấy ở cả mũi và da. Khoảng 20% dân số loài người là vật mang lâu dài của S. aureus[1] và tỉ lệ có thể lên tới 80% đối với những người làm việc ởcác cơ sở y tế, những người sử dụng kim tiêm thường xuyên (như bệnh nhân tiểu đường), bệnh nhân nằm viện và những người có hệ miễn dịch suy yếu . Sắc tố carotenoid staphyloxanthin làm nên tính chất màu vàng của 'S. aureus', vốn có thể thấy được từ các khóm cấy trên thạch của vi khuẩn này. Sắc tố đóng vai trò là một tác nhân độc hại có tính chất chống ôxy hóa giúp cho vi sinh vật không bị chết bởi các chủng oxy gây phản ứng được sử dụng bởi hệ thống miễn dịch. Các tụ cầu thiếu sắc tố sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể ký chủ.

Trang 34

Môi trường sống: Staphylococcus aureus có trong nhiều môi trường sống trước đây, thường sống ký sinh vô hại, nhưng cũng có thể gây bệnh, đặc biệt là khi Staphylococcus aureus (SA) xâm nhập hoặc xuyên qua da, chúng có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, chẳng hạn như các sự nhiễm trùng da, làm loét, phỏng da hoặc các sự nhiễm trùng nặng trong máu, phổi hoặc các mô khác.

Staphylococcus aureus được tìm thấy gần như khắp nơi trong tự nhiên, trên da và niêm mạc của động vật máu nóng, trên da, mũi và trong đường hô hấp ở mức khoảng 25 đến 30% số người. Ngoài ra, Staphylococcus aureus cũng được tìm thấy trong thực phẩm và vùng nước.

Cứ khoảng 3 người trong số 10 người khỏe mạnh có thể có vi khuẩn SA trên người và hầu hết mọi người đều không biết họ đang có mang vi khuẩn SA trong người.

Hình 2.16. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus

Nhiễm trùng Staphylococcus aureus : Tụ cầu có thể gây ra rất nhiều bệnh nhiễm trùng

khác nhau. Triệu chứng điển hình của nhiễm tụ cầu trên da là bệnh chốc lở (Impetigo) và hình thành những ổ áp-xe chứa đầy mủ, sưng đau và tấy đỏ, và thường là kèm theo chảy mủ. Nếu tụ cầu xâm nhập vào máu (gây nhiễm khuẩn huyết), các triệu chứng sẽ bao gồm sốt, ớn lạnh và hạ huyết áp. Những phụ nữ cho con bú có thể bị nhiễm một bệnh do tụ cầu gọi là chứng viêm vú, có thể đưa vi khuẩn vào sữa mẹ. Tụ cầu phải khi xâm nhập vào phổi có thể gây viêm phổi, khi vào xương nó có thể gây viêm tủy xương. Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng cũng có thể gây nhiễm trùng ở tim và van tim (viêm cơ tim). Nếu tụ cầu lưu thông trong máu, nó có thể được chuyển đến các hệ cơ quan trong cơ thể và gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng (nhiễm khuẩn huyết), có thể dẫn tới sốc hay suy đa phủ tạng và gây tử vong.

Mọi người có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng SA, khiến người bệnh bị nônmửa dữ dội và có thể bị sốt. Những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất bao gồm trứng, thịt gia súc, gia cầm, salad (gồm trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây, mỳ ống), các loại bánh nướng có kem và các sản phẩm từ sữa

Trang 35

Trang 36

CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THC

NGHIM

3.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, HÓA CHẤT

Nguyên liệu : Rau đắng lấy từ khu vực tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu Hóa chất, dụng cụ:

- Cốc thuỷ tinh, bình tam giác, bếp điện, bếp cách thuỷ, cốc sứ, các loại pipet, bình - định mức, bình hút ẩm, giấy lọc…

- Ethanol, ethylacetate, methanol, nước cất, ethylacetat, HNO3 loãng, H2SO4, NH4OH, NaOH, FeCl3, Pb(CH3COO), Na2CO3, KI …

Thiết bị :

- Bộ chiết soxhlet, thiết bị cô quay chân không, Tủ sấy, lò nung, cân phân tích - Máy đo UV-Vis Phòng Thí nghiệm Hóa lý trường đại học Khoa Học Tự nhiên

thành phố HCM

- Máy GC-MS phòng phân tích trung tâm trường đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh

- Và một số thiết bị hỗ trợ khác

3.2. THỰC NGHIỆM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rau đắng lấy từ khu vực tỉnh Bà rịa -Vũng tàu, đem làm sạch, loại các tạp chất thô sấy khô ở nhiệt độ (50-600C) trong 12 h. Sau đó đem xay nhỏ thành bột rau đắng

Trang 37

3.2.1. Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa lý bột rau đắng

3.2.1.1. Xác định độẩm : phương pháp sấy đến khối lượng không đổi

Dùng 3 chén sứ, đánh số, sấy ở khoảng 100 – 1500C đến khối lượng không đổi. Để nguội trong bình hút ẩm, cân khối lượng m1 (của chén sứ)

Cân chính xác 3 mẫu, mỗi mẫu có khối lượng m(g) cho vào 3 chén sứ trên.

Chuyển chén sứ vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ khoảng 800C rồi nâng dần lên khoảng hơn 1000C trong 3h. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân rồi ghi kết quả lần 1.

Cho chén sứ vào lại tủ sấy >1000C trong khoảng 30 phút, lấy ra để nguội rồi cân

ghi kết quả lần 2, lặp lại như vậy đến khi khối lượng không đổi (khối lượng chênh nhau giữa mỗi lần cân không quá 0.005g) => cân được m2.

Độ ẩm của mẫu được tính bằng công thức:

𝑊% = (𝑚1+ 𝑚) − 𝑚𝑚 2× 100%

Trong đó:

m1: Khối lượng chén sứ (g) m: Khối lượng rau đắng (g)

m2: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi sấy (g) n: Số lần xác định W(%)

3.2.1.2. Xác định hàm lượng hữu cơ: phương pháp tro hóa mẫu

Để xác định hàm lượng tro và các nguyên tố vô cơ trong cơ thể động vật, thực vật người ta dùng các phương pháp tro hóa mẫu Các mẫu rau đắng (khối lượng m2) đã xác định độ ẩm ở trên tiếp tục được sử dụng để tro hóa. Các mẫu được đốt trên bếp điện, than hóa sơ bộ, sau đó cho vào lò nung và tiến hành tro hoá mẫu ở nhiệt độ 500-5500C trong thời gian từ 4 - 6 tiếng, cho đến khi thu được tro trắng.

Lấy mẫu ra làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, cân lại mẫu, có khối lượng m3. Khối lượng tro chính là phần chất còn lại sau khi nung.

Trang 38 Hàm lượng tro được tính theo công thức

% ℎà𝑚 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜 = (𝑚3− 𝑚𝑚 1 )× 100%

Trong đó:

m1: Khối lượng chén sứ (g)

m: Khối lượng rau đắng ban đầu (g)

m3: Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi tro hoá (g) n: Số lần xác định % tro

Hàm lượng hữu cơ : % hữu cơ =100% -%tro → % hữu cơ trung bình

3.2.1.3. Định tính alcaloid

Cho khoảng 5 g bột rau đắng vào bình nón, thêm 30ml H2SO4 1N, đun nóng trên nồi cách thủy 15 phút. Để nguội, lọc vào bình gạn. Kiềm hóa bằng NH4OH đến khoảng pH = 9- 10. Lắc với 20 ml chloroform. Sau đó dịch chiết CHCl3được cô cách thủy tới khi còn lại cắn. Hòa tan cắn với 3 ml H2SO4 1N, cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch chiết. Ống 1: Nhỏ 2-3 giọt TT Mayer

Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét. Ống 2: Nhỏ 2-3 T Dragendorff

Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét. Ống 3: Nhỏ 2-3 giọt TT Bouchardat Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.

3.2.1.4. Định tính flavonoid (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho 5 g bột rau đắng vào bình nón, thêm 30 ml cồn 900,đung cách thủy 10 phút, lọc nóng qua giấy lọc. Dịch lọc đem làm phản ứng định tính:

Phản ứng với kiềm:

Nhỏ 2 giọt dịch lọc lên miếng giấy lọc, để khô. Sau đó hơ lên bình chứa NH4OH đặc Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.

Trang 39 Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.

Phản ứng với cyanidin:

Lấy 2ml dịch lọc vào ống nghiệm, thêm một ít bột Mg kim loại. Nhỏ từ từ 10 giọt HCl đậm đặc. Để yên trong vòng vài phút

Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét

-phản ứng với dung dịch FeCl3 5%: lấy 2 ml dịch lọc, thêm 3-5 giọt FeCl3 5%, lắc. Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.

Phản ứng diazo: Lấy 2ml dịch lọc, thêm 1 ml dung dịch NaOH 10%. Nhỏ vài giọt thuốc thử diazo mới pha. Lắc đều. Sau đó đung nóng trên nồi cách thủy trong vài phút.

Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.

3.2.1.5. Định tính Saponin:

Hiện tượng tạo bọt: cho vào ống nghiệm 1 g bột rau đắng, thêm 5ml nước, đun sôi nhẹ, lọc nóng. Dịch lộc vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước. Lắc mạnh trong vòng 5 phút theo chiều dọc của ống nghiệm. Để yên trong vòng 15 phút

Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét. Phản ứng Salkowski:

Lấy 2g bột rauu đắng vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước cất, đun nóng khoảng 800C trong 10 phút, lọc nóng, thu được dịch chiết. Bốc hơi dịch chiết tới cắn. Thêm 1 ml chloroform, lắc cho tan cắn. Thêm 1 ml acid sulfuric đặc, lắc đều

Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.

3.2.1.6. Định tính anthranoid

Lấy 5g mẫu, thêm 30ml nước cất, đun sôi cách thủy 15 phút. Lọc qua giấy lọc, được dịch chiết

Phản ứng Borntraeger:

- Dạng glycosid:

Lấy 1ml dịch lọc, thêm 1 ml NaOH 10%. Lắc mạnh - Dạng tự do:

+ Lấy 10 ml dịch lọc vào bình gạn, thêm 15 ml chlorofrôm. Gạn lấy phần dịch chloroform (dịch chiết).

Trang 40 Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét.

Vi thăng hoa:

Cho 1 g bột rau đắng vào nắp nhôm. Đặt lên miệng nắp nhôm một lam kính, trên lam kính có để một miếng bông tầm nước lạnh. Đốt nắp nhôm trên ngọn lửa đèn cồn đèn cồn. Sau 5 -10 phút, lấy lam kính ra để nguội. Soi dưới kinh hiển vi.

Quan sát hiện tượng ghi kết quả, nhận xét

3.2.1.7. Định tính glycosid tim

Cho 10 g bột rau đắng vào bình nón dung tích 100ml, thêm 50ml cồn 250, lắc đều để qua

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách dịch rau đắng ứng dụng trong sản phẩm sữa tắm (Trang 40)