Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầngtheo chương

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 của huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 63)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầngtheo chương

135 của huyện Yên Lập

3.2.3.1. Quản lý vốn theo mục tiêu a) Quản lý vốn theo mục tiêu

Khi có các văn bản hướng dẫn của Tỉnh Phú Thọ và các cơ quan có liên quan để thực hiện chương trình, huyện Yên Lập đã căn cứ vào các văn bản đó và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để đề ra các mục tiêu cụ thể. Đối với phần xây dựng hạ tầng huyện đã đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể như sau:

Phấn đấu đến năm 2012 đạt được các chỉ tiêu:

- 90% số xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến các thôn bản.

- Trên 80% số xã có công trình thủy lợi, đảm bảo tưới chủ động cho 85% diện tích trồng lúa nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- 100% số xã có đủ trường, lớp học kiên cố và có lớp bán trú nơi cần thiết. - 90% số xã, thôn, bản có điện ở cụm dân cư, 85% số hộ đồng bào được được sử dụng điện sinh hoạt.

-100% số thôn, bản (có từ 50 hộ trở lên) có nhà sinh hoạt cộng đồng -100% số xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn

-Trên 80% số hộ đồng bào được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Yên Lập hàng năm đã cùng các xã, thôn họp dân lựa chọn các công trình thiết yếu, công trình nào cần được đầu tư trước… sau đó tổng kết và gửi báo cáo lên cấp trên. Sau 5 năm thực hiện, huyện cũng đã đạt được một số mục tiêu đề ra, tuy nhiên có một số mục tiêu vẫn chưa đạt được như kế hoạch. Cụ thể như sau:

Đã cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong huyện nói riêng và trong cả nước nói chung.

Bảng 3.6. Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu xây dựng hạ tầng huyện Yên Lập giai đoạn 2008-2012 Đơn vị tính: % Mục tiêu Mục tiêu Hoàn thành Tỷ lệ hoàn thành

Số thôn trong xã có đường giao thông cho xe cơ giới 90 87 97

Số xã có công trình thủy lợi nhỏ 80 60 75

Số thôn, bản có điện 90 81 90

Số xã có đủ lớp học 100 80 80

Số ẩn 100 100 100

Số thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng 100 100 100 Số hộ đồng bào được sử dụng nước sinh hoạt hợp

vệ sinh 80 80 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về trường lớp học đến năm 2012 có 80% xã có đủ trường học, một số xã còn thiếu lớp học. Như vậy chỉ đạt 80% so với mục tiêu đề ra

Số xã có công trình thủy lợi nhỏ chủ động việc phục vụ tưới tiêu mới chỉ đạt có 75% so với mục tiêu, hệ thống giao thông ra vùng sản xuất hầu như chưa có.

Tỷ lệ xã có đường ô tô đến xã đi cả 4 mùa từ 75% năm 2008 đến năm 2012 đã đạt 100%; Chỉ tiêu 80% số thôn trong xã có đường giao thông cho xe cơ giới đến nay đã có 97% chỉ tiêu này đạt; và 100% xã trạm y tế đạt chuẩn, chỉ tiêu này đến nay đã đạt 100%, Chỉ tiêu 80% số thôn bản có điện, đến nay đã có 90% chỉ tiêu này đạt

Thực trạng như trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân: do điều kiện tự nhiên (địa hình), xuất phát điểm kinh tế - xã hội, …nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu bố trí vốn còn chưa hợp lý, mới chỉ tập trung vào các công trình thiết yếu trước (điện, đường, trường) còn các công trình thủy lợi cần nguồn vốn đầu tư lớn mới phát huy hiệu quả nhưng huyện chưa có điều kiện để đầu tư.

Để quản lý vốn theo các mục tiêu đã được đặt ra, huyện Yên Lập đã tiến hành lựa chọn các công trình đầu tư, từ đó phân bổ và bố trí cơ cấu vốn đầu tư một cách hợp lý để đạt được kết quả cao nhất các mục tiêu đề ra.

b. Quản lý vốn theo đối tượng

Đối với dự án xây dựng hạ tầng của Chương trình 135, đối tượng được hiểu bao gồm: đối tượng công trình (các công trình được phép đầu tư) và địa điểm đầu tư (đối tượng các xã, thôn, bản được thụ hưởng chương trình). Về kết quả đối tượng công trình đã được trình bày ở phần trước.

Đối tượng xã, thôn, bản được đầu tư theo chương trình 135 của huyện gồm các xã ĐBKK, các thôn ĐBKK. Tuy nhiên, toàn huyện có 12 xã ĐBKK, 5 xã thuộc khu vực II với 19 thôn ĐBKK, hơn nữa không được phân bổ vốn theo nguyên tắc bình quân, do đó, huyện Yên Lập đã chọn đối tượng đầu tư theo nguyên tắc tính điểm. Cụ thể về cách xác định thang điểm như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với xã ĐBKK: Lấy số bình quân của các xã được thụ hưởng

Chương trình 135 làm tiêu chí để tính. Số điểm của bậc đầu tiên là 5 điểm. Các tiêu chí: Tỷ lệ hộ nghèo, dân số và số thôn, điểm chênh lệch giữa các thang điểm là 0,5 điểm

Tiêu chí đặc thù (số thôn chưa có đường giao thông đến trung tâm xã, số thôn chưa có điện): Mỗi khu dân cư trên địa bàn xã ĐBKK có tiêu chí đặc thù được cộng thêm 01 điểm/ 1 tiêu chí

Tiêu chí được cộng thêm điểm: Những xã mới vào Chương trình 135 từ giai đoạn năm 2006-2010, được cộng thêm 2 điểm

Đối với thôn ĐBKK: Lấy số bình quân của các thôn thuộc xã khu vực

II được thụ hưởng Chương trình 135 làm tiêu chí để tính. Số điểm của bậc đầu tiên là 5 điểm.

Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo, điểm chênh lệch giữa các thang điểm là 1 điểm Tiêu chí về dân số, điểm chênh lệch giữa các thang điểm là 0,5

Tiêu chí đặc thù (số thôn chưa có đường giao thông đến trung tâm xã, số thôn chưa có điện): Mỗi thôn ĐBKK có 01 tiêu chí đặc thù được cộng thêm 01 điểm/ 1 tiêu chí

Sau khi xác định điểm cho các xã, thôn, việc phân bổ vốn cho các đối tượng được tính như sau:

(1)Số vốn phân bổ bình quân cho 1 điểm: K=M/N

Trong đó: K: Số vốn bình quân cho một điểm

M: Tổng số vốn dùng để phân bổ theo tiêu chí các xã ĐBKK của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

N: Tổng số điểm tính được của các xã ĐBKK hoặc các thôn ĐBKK thuộc xã khu vực II

(2)Số vốn phân bổ cho từng xã, thôn: Xi = K x Yi Trong đó: Xi: Số vốn phân bổ cho một xã hoặc thôn i

K : Số vốn bình quân cho một điểm Yi : Tổng số điểm của xã, thôn i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với cách bố trí vốn như trên trong những năm qua huyện Yên Lập đã đảm bảo cơ cấu vốn đầu tư cho các địa điểm xã, thôn, bản ĐBKK khá hợp lý, đến năm 2012, cơ bản các công trình thiết yếu phục vụ nhu cầu cần thiết của các xã, thôn, bản đã hoàn thành.

3.2.3.2

Phân bổ vốn là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý vốn. Việc phân bổ vốn phải được thực hiện theo các tiêu chí đã được tỉnh và các văn bản của Trung ương quy định. Trên cơ sở đó huyện Yên Lập đã tuân theo các nguyên tắc phân bổ vốn như: xã nghèo nhiều thì được hưởng nhiều vốn, công trình cần đầu tư trước sẽ đầu tư trước mà không chia đều, đảm bảo dân chủ, có sự tham gia của người dân. Quy trình phân bổ vốn được thực hiện như sau:

Sơ đồ 3.1. Quy trình phân bổ vốn

Họp dân, tổ chức đoàn thể xã hội Lựa chọn công trình đầu tư Lập tờ trình Tổng hợp kế hoạch toàn huyện

Ủy ban nhân dân Tỉnh Thống nhất, tổng hợp Cơ quan thường trực

135 của Tỉnh

Sở Kế hoạch và đầu tư Thông qua Đảng ủy,

HĐND xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên cơ sở các đối tượng được đầu tư (các công trình được đầu tư, các địa bàn được đầu tư), đầu quý III hàng năm, UBND các xã tổ chức lấy ý kiến tham gia của nhân dân, tổ chức đoàn thể xã hội để lựa chọn công trình cần được đầu tư trong năm tới (ưu tiên các công trình phục vụ phát triển kinh tế) thông qua Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và lập tờ trình gửi UBND huyện trước ngày 30/9 hàng năm.

Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp kế hoạch chung toàn huyện (kèm theo Tờ trình của UBND, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã) gửi về cơ quan thường trực Chương trình của tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/10 hàng năm để thống nhất, tổng hợp trình UBND tỉnh phân bổ vốn cho các xã, thôn, bản. Sau đó huyện công khai tổng mức đầu tư thứ tự ưu tiên và quy mô xây dựng các công trình và gửi một bản sang kho bạc huyện để làm cơ sở thanh toán.

Trong quá trình thực hiện, nếu xảy ra các vấn đề phát sinh thì huyện có thể gửi văn bản đề nghị ủy ban tỉnh và các cấp có thẩm quyền để đề nghị điều chỉnh kế hoạch đã được phê duyệt. Ở huyện Yên Lập, cũng đã có những trường hợp huyện phải xin điều chỉnh địa điểm đầu tư công trình hoặc số vốn đầu tư cho công trình do khi bắt tay vào thực hiện thì nảy sinh một số vấn đề không phù hợp. Xảy ra vấn đề này là do ở một số thôn, bản trình độ dân trí thấp nên chất lượng các cuộc họp tổ chức họp và lấy ý kiến của người dân, của các tổ chức đoàn thể không cao, ỷ nại vào Nhà nước và các cấp trên dẫn đến địa điểm đầu tư không thực sự phù hợp. Năm 2008, ở xã Phúc Khánh được lựa chọn để đầu tư đường giao thông nông thôn thôn Phú Cường và thôn Phú an, tuy nhiên khi lập dự toán thì huyện thấy rằng nếu đầu tư như vậy thì vốn đầu tư dàn trải, mỗi thôn chỉ làm được một đoạn đường ngắn, đầu tư không hiệu quả. Huyện đã làm công văn, báo cáo gửi ủy ban tỉnh và các cơ quan có chức năng để điều chỉnh, tập trung đầu tư nguồn vốn đó cho một thôn Phú Cường, còn sẽ tìm nguồn vốn khác để lồng ghép hoặc chờ năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sau tập trung nguồn vốn cho dự án đường giao thông nông thôn thôn Phú An. Năm 2009, chợ thương mại xã Thượng Long được xây dựng mới ở Khu 9, nhưng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thì người dân không họp chợ do thói quen họp ở khu cổng trường cấp 2 xã Thượng Long gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm long đường và mất trật tư khu vực cổng trường. Ủy ban xã Thượng Long đã phải dùng khá nhiều biện pháp thì mới giải quyết được vấn đề đó.

Quy trình phân bổ vốn của huyện Yên Lập đã theo đúng các quy định, tuy nhiên vai trò tham gia của người dân còn mờ nhạt. Huyện cần phải tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu được lợi ích cũng như trách nhiệm của mình để tham gia ý kiến mạnh dạn hơn, tích cực hơn.

3.2.3.3. Quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập dự toán đầu tư lập dự toán đầu tư

Quản lý vốn đầu tư ở giai đoạn này được thể hiện qua các nội dung: lựa chọn đơn vị tư vấn, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, phê duyệt dự toán công trình

Căn cứ vào nội dung đầu tư đã được duyệt, huyện Yên Lập đã lựa chọn thuê đơn vị tư vấn để lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung cơ bản như: sự cần thiết phải đầu tư, chủ đầu tư, quy mô công trình, địa điểm thực hiện, nguồn vốn đầu tư, thời gian khởi công, hoàn thành, hiệu quả đầu tư... và kèm theo thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình. Trong quá trình huyện phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì một nội dung không kém phần quan trọng là phê duyệt dự toán, xem xét sự hợp lý của tổng vốn đầu tư cũng như cơ cấu vốn của công trình. Thực tế trong những năm qua cho thấy, hầu hết khi phê duyệt dự toán các công trình, nguồn vốn đầu tư do huyện phê duyệt đều giảm so với mức vốn mà các đơn vị tư vấn đưa ra. Cụ thể kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.7. Kết quả phê duyệt dự toán xây dựng hạ tầng huyện Yên Lập giai đoạn 2008-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Giá trị dự toán Giá trị phê duyệt Giá trị giảm Tỷ lệ

giảm (%) 2008 14.303 14.060 243 1,69 2009 13.827 13.620 207 1,49 2010 16.452 16.255 197 1,20 2011 16.622 16.456 166 1,00 2012 15.354 15.200 154 1,00 Tổng 76.558 75.591 967 1,26

(Nguồn: Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện Yên Lập, Phú Thọ)

Theo bảng số liệu ta thấy qua 5 năm thực hiện, số vốn do các đơn vị tư vấn đề nghị đầu tư so với số vốn được huyện duyệt giảm 967 triệu đồng, con số này không phải là nhỏ và số tiền này có thể đầu tư thêm được 1 hoặc 2 công trình cho địa phương. Nếu tính trung bình, thì số tiền giảm trên mỗi công trình là 7,86 triệu đồng/ 1 công trình.

Như chúng ta đã biết, phí tư vấn được tính theo tỷ lệ với số vốn của dự án đầu tư vì vậy, các đơn vị tư vấn thường lập dự toán với số vốn đầu tư cao hơn mức thực tế cần thiết để thực hiện dự án. Nếu không duyệt kỹ dự toán sẽ dẫn đến lãng phí vốn đầu tư. Vì vậy, trong những năm qua, huyện Yên Lập khi duyệt các dự toán đã cắt bỏ một số chi phí không cần thiết hoặc điều chỉnh giảm đơn giá trong dự toán cho phù hợp.

3.2.3.4. Quản lý vốn ở giai đoạn thực hiện đầu tư

Ở giai đoạn thực hiện đầu tư, quản lý vốn thể hiện ở việc lựa chọn nhà thầu, giám sát hoạt động thi công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương trình 135 được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ, công khai từ khâu bình xét các đối tượng thụ hưởng theo các tiêu chí đã quy định. Vì vậy, huyện Yên Lập từ khâu xây dựng kế hoạch, lựa chọn các danh mục đầu tư, lựa chọn nhà thầu đã được đấu thầu cộng đồng công khai, ưu tiên con em địa phương và sử dụng lao động tại địa phương. Lựa chọn được nhà thầu uy tín, năng lực tốt, có kinh nghiệm thi công… sẽ giúp các công trình có chất lượng tốt hơn, nâng cao được hiệu quả đầu tư của công trình.

Giám sát thi công là khâu rất quan trọng trong quá trình quản lý vốn, bởi vì công tác giám sát thi công được thực hiện tốt thì sẽ giúp cho các xã, huyện tránh được thất thoát, lãng phí vốn.

UBND huyện và xã đã thành lập ban giám sát xã đại diện cho nhân dân tham gia giám sát trong suốt quá trình thực hiện để Chương trình dự án hoạt động có hiệu quả; Ban giám sát xã có nhiệm vụ thường xuyên giám sát các công trình trong quá trình công trình thi công. Cơ quan thường trực Chương trình 135 của huyện chưa có điều kiện để cùng tham gia giám sát các công trình mà chỉ thông qua các cuộc kiểm tra và hồ sơ, báo cáo của ban giám sát xã để nắm bắt tình hình thực hiện thi công các công trình. Trình độ chuyên môn về xây dựng, giám sát…của các ban giám sát xã còn yếu dẫn đến ban giám sát xã chưa thực sự phát huy được vai trò cũng như hiệu quả trong công tác giám sát.

Vai trò giám sát của người dân cũng chưa được phát huy, chủ yếu do tâm lý và trình độ dân trí của họ. Từ năm 2008 đến năm 2012, mới chỉ có công trình đường giao thông nông thôn xã Nga Hoàng là có một số người dân phản ánh lại với Ủy ban xã về nội dung: nhà thầu thi công xây cống thoát

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 của huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 63)