5. Bố cục của luận văn
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
:
- xây dựng hạ tầng và ?
-
135?
- Tình hình xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 của huyện Yên Lập giai đoạn 2008-2012?
-
, ?
-
ở các giai đoạn đầu tư xây dựng? - nhằm hoàn thiện công tác quản lý vố
ời gian tới.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Yên Lập là một huyện miền núi. Toàn huyện có 16 xã và 1 thị trấn, trong đó: 12 xã ĐBKK và 5 xã thuộc khu vực II với 19 thôn ĐBKK, gồm: Thị trấn Yên lập 2 thôn, Phúc Khánh 5 thôn, Thượng Long 5 thôn, Đồng Thịnh 5 thôn, Nga Hoàng 2 thôn, trong đó: 3 xã vùng 299 (Phúc khánh, Thượng Long, Nga Hoàng) được thụ hưởng Chương trình 135 và chương trình 229 của Chính phủ.
Huyện Yên Lập là một huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, địa hình nhiều đồi núi, hệ thống giao thông không thuận lợi, nhiều xã chưa có đường giao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thông cho xe cơ giới về tới trung tâm xã, việc đi lại, trao đổi, mua bán hàng hóa của nhân dân gặp nhiều khó khăn, hệ thống giao thông không thuận lợi làm cho việc trao đổi các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi (sản phẩm chủ yếu của nhân dân trong huyện) là rất khó hoặc giá rẻ do chi phí vận chuyển cao…
Về hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện Yên Lập thì vừa thiếu, vừa yếu,
hệ thống giao thông, thủy lợi còn chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân, trạm biến thế còn ít nên vẫn còn một số hộ dân vùng sâu, xa chưa được dùng điện, điện yếu…ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của địa phương.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 10.678,8 ha. Hàng năm, huyện chỉ đạo gieo cấy hết diện tích lúa để đảm bảo an ninh lương thực; năng suất lúa đạt 54,8 tạ/ha. Bình quân lương thực/người đạt 436,6 kg. Tổng đàn trâu 10.320 con, đàn bò 3.360 con, đàn lợn 60.500 con, đàn gia cầm 650 ngàn con. Huyện thường xuyên tăng cường kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy chăn nuôi phát triển; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 562,5 ha, sản lượng thu hoạch từ nuôi trồng tăng khá, đạt 780 tấn. Đẩy mạnh phát triển thủy sản theo đối tượng, mùa vụ và phù hợp với từng vùng; chuyển đổi ruộng đất, mặt nước, hỗ trợ giống, đưa giống mới vào sản xuất; Trồng rừng dự án bảo vệ và phát triển rừng (DA661) đạt 450 ha, trồng cây phân tán 345 ngàn cây; bảo vệ rừng tự nhiên 6.500 ha.
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: Về sản xuất công nghiệp: như xay sát lương thực đạt 26.500 tấn/năm; khai thác đá 3.000 ngàn m3/năm, gạch xây dựng 15.500 triệu viên/ ngày; chè sơ chế 4.200 tấn/năm. Dịch vụ ngày càng có bước phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và các hoạt động thương mại (bán buôn, bán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lẻ) đều tăng qua các năm. Các loại hình dịch vụ (vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông,..) phát triển khá, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Thu thập số liệu
Căn cứ số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, Ủy ban Dân tộc, ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, báo trí
Thu thập các thông tin liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo chương trình 135 của Chính Phủ: các văn bản Luật, Nghị định, thông tư.
Thu thập thông tin về tình hình thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 tại huyện Yên Lập thông qua các báo cáo Tổng kết kết quả thực hiện chương trình 135 các giai đoạn, báo cáo tổng kết công tác dân tộc các năm, biên bản kiểm tra, kết quả kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước, các đoàn thanh tra.
Xử lý số liệu
Xử lý số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê và sử dụng phần mềm Excel.
Tiến hành phân tích, tổng hợp số liệu sau đó chọn lọc và loại bỏ những số liệu không cần thiết để có những số liệu thích hợp, khoa học
Phƣơng pháp phân tích
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh dung để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua các tỷ số. Trong đề tài đã tiến hành so sánh về tình hình vốn đầu tư theo thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, cơ cấu kinh tế, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích…giúp cho việc phân tích các chỉ tiêu được đúng đắn, đầy đủ, chính xác. Từ đó, đưa ra kết luận có căn cứ khoan học cho các giải pháp, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 của huyện Yên Lập.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Từ các thông tin thu thập được, tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá. Phân tích, tổng hợp các kết quả đạt được, các kết quả chưa đạt được về xây dựng hạ tầng cũng như quản lý vốn xây dựng hạ tầng, đánh giá sự ảnh hưởng của kết quả đó đến kinh tế xã hội địa phương, đến công tác quản lý vốn xây dựng hạ tầng của huyện Yên Lập. Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 tại huyện Yên Lập
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng (%) giữa các nguồn vốn so với tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, nguồn hình thành nguồn vốn bao gồm: từ Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương, vốn đóng góp của dân và các nguồn vốn khác.
2.3.2. Tình hình vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cho các loại (hạng mục) công trình: Chỉ tiêu này số tuyệt đối và tương đối về số công trình theo từng hạng mục công trình được thực hiện cũng như số vốn đầu tư cho từng loại công trình (giao thông, thủy lợi, điện, trường…)
2.3.3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng hạ tầng: Chỉ tiêu này là chênh lệch tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa số vốn thực hiện với số vốn theo kế hoạch, giữa kết quả năm sau so với năm trước.
2.3.4. Tình hình phê duyệt dự toán, quyết toán công trình: Chỉ tiêu này cho biết chênh lệch tuyệt đối và tỷ lệ giảm (tỷ lệ %) giữa giá trị công trình được các cấp có thẩm quyền phê duyệt so với dự toán, quyết toán do nhà thầu, nhà tư vấn đưa ra.
2.3.5. Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 của huyện, bao gồm: kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại. Đây là chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện chủ trương của các cấp Đảng và chính quyền địa phương trong từng thời kỳ.
2.3.6. Các chỉ tiêu về Kinh tế - Xã hội, cơ cấu ngành nghề kinh tế của huyện Yên Lập: Chỉ tiêu này được thể hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tỷ trọng % của từng thành phần riêng biệt trong tổng số các thành phần của toàn hệ thống của nền kinh tế trên địa bàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HẠ TẦNG THEO CHƢƠNG TRÌNH 135 CỦA
HUYỆN YÊN LẬP - TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Tổng quan về huyện Yên Lập
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Yên Lập là một huyện miền núi, nằm phía Tây - Bắc tỉnh Phú Thọ, với tổng diện tích tự nhiên là 43.746,5 ha, dân số toàn huyện đến ngày 31/12/2012 là 83.442 người với 13 dân tộc, trong đó hơn 70% là đồng bào dân tộc Mường, Dao, Hmông, còn lại là người Kinh và các dân tộc khác. Phía đông giáp huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), phía tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía nam giáp huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), phía bắc giáp huyện Hạ Hoà (Phú Thọ).
Đặc điểm địa hình của huyện rất phức tạp, xen lẫn núi đá, đồi đất, nhiều khe suối chia cắt, bao quanh huyện là dãy núi đá vôi và đồi đất trẻ, huyện nằm trong thung lũng có chiều dài hơn 60 km, chiều rộng khoảng 8 km. Độ cao trung bình 200m, nơi cao nhất là 900 m so với mực nước biển.
Yên Lập thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình 22,50C; lượng mưa trung bình 1800 mm; độ ẩm trung bình 85%, thấp nhất 40%. Thường xuất hiện mưa đá vào mùa hè, sương mù vào mùa đông.
Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của huyện là 43.746 ha, trong đó đất lâm nghiệp có rừng 22.876 ha, đất nông nghiệp 8.719 ha, đất chuyên dùng 1.381 ha, đất ở 577 ha, đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá 10.193
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ha. Đất đồi rừng chiếm 75%, đất nông nghiệp 20%, còn lại là đất ở và đất chuyên dùng.
nước: Huyện không có sông, chủ yếu là suối nhỏ và ngòi, toàn huyện có 6 suối và ngòi chính.
+ Tài nguyên khoáng sản: gồm có quặng hoạt thạch, vàng sa khoáng, đất sét, cát và đá vôi, đá xây dựng khai thác từ núi đá và suối.
+ rừng , bình quân trồng
mới hàng năm 850 - 900 ha. Bảo vệ rừng tự nhiên hàng năm 8.106 ha. Chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng ngày càng được quan tâm chú trọng, độ che phủ rừng được nâng từ 36% năm 2010 lên 51,2% năm 2012.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
, huyện đã và đang tập trung đầu tư trên hầu hết các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông, điện lực... Tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của huyện trong thời gian tới, Yên Lập tiếp tục đầu tư vào công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến chè. Huyện đang hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như cây chè, cây ăn quả... Tại huyện đã có hai nhà máy sản xuất chè, công suất 1.000 tấn/năm, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giảm sức ép về số lao động dôi dư. GDP của huyện liên tục tăng trưởng ở mức trên 12%.
Thế mạnh lớn nhất của Yên Lập là kinh tế đồi rừng, với 23.000 ha đất lâm nghiệp (chiếm 3/4 tổng diện tích toàn huyện), huyện đã tập trung phát triển diện tích những cây truyền thống trên đất đồi rừng như cây chè, cây nguyên liệu giấy. Ngoài ra, những loại cây trồng khác như lem sẹt, trám, dổi, quế... đã được huyện tập trung khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới, góp phần ổn định diện tích rừng tự nhiên tạo nguồn sinh thuỷ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngoài kinh tế đồi rừng, tiềm năng của nguồn khoáng sản đá vôi đã và đang được huyện Yên Lập khai thác phục vụ phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Huyện cũng đã có những chính sách khuyến khích các cơ sở hiện có trên địa bàn phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, mở thêm một số ngành sản xuất mới như sản xuất chiếu trúc, làm hàng mây tre đan xuất khẩu, sản xuất đũa gỗ xuất khẩu, nghề làm nấm,... cho giá trị kinh tế cao đồng thời giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân trong huyện.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 838,4 tỷ đồng, năm 2011 là 902,12 tỷ đồng, năm 2012 là 980,60 tỷ đồng.
Bảng 3.1. Quy mô GTSX các ngành giai đoạn 2010-2012 (Tính theo giá so sánh năm 2010)
ĐVT: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng giá trị sản xuất 838.400 902.120 980.600
- Nông nghiệp 538.924 579.029 594.455
- Công nghiệp - Xây dựng 213.614 231.417 269.203
- Dịch vụ 85.862 91.674 116.942
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ)
Giá trị sản xuất của huyện đều tăng qua các năm, trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp luôn là cao nhất bởi vì sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu của nhân dân. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại cũng tăng trưởng ngày một nhanh hơn.
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá, các phương thức dịch vụ được mở rộng, đa dạng, hàng hoá trao đổi thuận lợi, các mặt hàng thiết yếu phục vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hoá trên địa bàn, đảm bảo tiêu dùng cho nhân dân. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế… được chú trọng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch qua các năm theo đúng hướng; tăng tỷ trọng Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản.
Bảng 3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính:%
STT Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Nông-Lâm nghiệp-Thủy sản 71,4 68,5 66,2
2 Công nghiệp - xây dựng 26,1 28,6 30,5
3 Dịch vụ 2,5 2,9 3,3
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ)
Cơ cấu kinh tế huyện Yên Lập đã có những chuyển biến tích cực, năm 2010 tỷ trọng Nông-Lâm nghiệp-Thủy sản là 71,4%, Công nghiệp -xây dựng đạt 26,1%, dịch vụ đạt 2,5% thì đến năm 2012 tỷ trọng Nông-Lâm-Thủy sản giảm xuống 66,2%, công nghiệp-xây dựng đạt 30,5% và dịch vụ đạt 3,3%. Có thể thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành qua biểu đồ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2010-2012
Trong nông nghiệp, đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách rõ rệt. Các giống lúa lai, ngô lai cho năng suất cao đã được đưa vào sản xuất đại trà trên hầu hết các đơn vị diện tích. Các cây công nghiệp có giá trị như lạc, đậu tương tăng nhanh về diện tích gieo trồng và đảm bảo về năng suất, chất lượng. Đàn trâu, đàn bò, đàn lợn, đàn gia cầm và thủy sản cũng liên tục tăng trưởng qua các năm.
Đời sống tinh thần, trình độ dân trí được nâng lên, các tập tục lạc hậu giảm, điều kiện ăn ở, phương tiện đi lại, nghe nhìn của phần đông dân số được cải thiện đáng kể, có những điển hình xây dựng nếp sống văn hoá. Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được nhân dân ủng hộ và có nhiều chuyển biến tích cực.
: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,98%, lao động trong độ tuổi là 42.756 người, chiếm 54% dân số. Mật độ dân cư 183 người/km2
.
Về sự nghiệp giáo dục- đào tạo: Phát triển chất lượng các cấp học được quan tâm nâng lên cả về chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn; quy mô trường lớp các bậc học được duy trì và phát triển theo hướng đa dạng hóa và từng bước xã hội hóa. Nề nếp, kỷ cương học đường được giữ vững, tích cực đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mới phương pháp dạy và học và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và quản lý. Chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên phục vụ khai giảng năm học 2012 - 2013; huyện được tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi và có 22/55 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 3 trường đạt mức độ II)
3.2. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầngtheo chƣơng trình 135 của huyện Yên Lập
3.2.1. Tình hình vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 của huyện Yên Lập giai đoạn 2008-2012