5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
, huyện đã và đang tập trung đầu tư trên hầu hết các lĩnh vực: giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông, điện lực... Tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của huyện trong thời gian tới, Yên Lập tiếp tục đầu tư vào công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến chè. Huyện đang hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như cây chè, cây ăn quả... Tại huyện đã có hai nhà máy sản xuất chè, công suất 1.000 tấn/năm, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giảm sức ép về số lao động dôi dư. GDP của huyện liên tục tăng trưởng ở mức trên 12%.
Thế mạnh lớn nhất của Yên Lập là kinh tế đồi rừng, với 23.000 ha đất lâm nghiệp (chiếm 3/4 tổng diện tích toàn huyện), huyện đã tập trung phát triển diện tích những cây truyền thống trên đất đồi rừng như cây chè, cây nguyên liệu giấy. Ngoài ra, những loại cây trồng khác như lem sẹt, trám, dổi, quế... đã được huyện tập trung khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới, góp phần ổn định diện tích rừng tự nhiên tạo nguồn sinh thuỷ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngoài kinh tế đồi rừng, tiềm năng của nguồn khoáng sản đá vôi đã và đang được huyện Yên Lập khai thác phục vụ phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Huyện cũng đã có những chính sách khuyến khích các cơ sở hiện có trên địa bàn phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, mở thêm một số ngành sản xuất mới như sản xuất chiếu trúc, làm hàng mây tre đan xuất khẩu, sản xuất đũa gỗ xuất khẩu, nghề làm nấm,... cho giá trị kinh tế cao đồng thời giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân trong huyện.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 838,4 tỷ đồng, năm 2011 là 902,12 tỷ đồng, năm 2012 là 980,60 tỷ đồng.
Bảng 3.1. Quy mô GTSX các ngành giai đoạn 2010-2012 (Tính theo giá so sánh năm 2010)
ĐVT: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng giá trị sản xuất 838.400 902.120 980.600
- Nông nghiệp 538.924 579.029 594.455
- Công nghiệp - Xây dựng 213.614 231.417 269.203
- Dịch vụ 85.862 91.674 116.942
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ)
Giá trị sản xuất của huyện đều tăng qua các năm, trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp luôn là cao nhất bởi vì sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu của nhân dân. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại cũng tăng trưởng ngày một nhanh hơn.
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá, các phương thức dịch vụ được mở rộng, đa dạng, hàng hoá trao đổi thuận lợi, các mặt hàng thiết yếu phục vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hoá trên địa bàn, đảm bảo tiêu dùng cho nhân dân. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế… được chú trọng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch qua các năm theo đúng hướng; tăng tỷ trọng Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản.
Bảng 3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính:%
STT Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Nông-Lâm nghiệp-Thủy sản 71,4 68,5 66,2
2 Công nghiệp - xây dựng 26,1 28,6 30,5
3 Dịch vụ 2,5 2,9 3,3
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ)
Cơ cấu kinh tế huyện Yên Lập đã có những chuyển biến tích cực, năm 2010 tỷ trọng Nông-Lâm nghiệp-Thủy sản là 71,4%, Công nghiệp -xây dựng đạt 26,1%, dịch vụ đạt 2,5% thì đến năm 2012 tỷ trọng Nông-Lâm-Thủy sản giảm xuống 66,2%, công nghiệp-xây dựng đạt 30,5% và dịch vụ đạt 3,3%. Có thể thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành qua biểu đồ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2010-2012
Trong nông nghiệp, đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách rõ rệt. Các giống lúa lai, ngô lai cho năng suất cao đã được đưa vào sản xuất đại trà trên hầu hết các đơn vị diện tích. Các cây công nghiệp có giá trị như lạc, đậu tương tăng nhanh về diện tích gieo trồng và đảm bảo về năng suất, chất lượng. Đàn trâu, đàn bò, đàn lợn, đàn gia cầm và thủy sản cũng liên tục tăng trưởng qua các năm.
Đời sống tinh thần, trình độ dân trí được nâng lên, các tập tục lạc hậu giảm, điều kiện ăn ở, phương tiện đi lại, nghe nhìn của phần đông dân số được cải thiện đáng kể, có những điển hình xây dựng nếp sống văn hoá. Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở được nhân dân ủng hộ và có nhiều chuyển biến tích cực.
: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,98%, lao động trong độ tuổi là 42.756 người, chiếm 54% dân số. Mật độ dân cư 183 người/km2
.
Về sự nghiệp giáo dục- đào tạo: Phát triển chất lượng các cấp học được quan tâm nâng lên cả về chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn; quy mô trường lớp các bậc học được duy trì và phát triển theo hướng đa dạng hóa và từng bước xã hội hóa. Nề nếp, kỷ cương học đường được giữ vững, tích cực đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mới phương pháp dạy và học và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và quản lý. Chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên phục vụ khai giảng năm học 2012 - 2013; huyện được tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi và có 22/55 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 3 trường đạt mức độ II)
3.2. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầngtheo chƣơng trình 135 của huyện Yên Lập
3.2.1. Tình hình vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 của huyện Yên Lập giai đoạn 2008-2012
Trên địa bàn huyện Yên Lập, chương trình 135 giai đoạn 2008-2012 được triển khai thưc hiện trên địa bàn 12 xã ĐBKK và 19 thôn, bản ĐBKK. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 của huyện chủ yếu là từ Ngân sách nhà nước, không có nguồn từ Ngân sách địa phương một phần nhỏ là đóng góp của dân và các tổ chức khác
Bảng 3.3. Tình hình vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng theo chƣơng trình 135 của huyện Yên Lập giai đoạn 2008-2012
ĐVT: Triệu đồng Năm V Ngân trung ƣơng a dân (%) (%) (%) 2008 14.060 11.502 81,81 650 4,62 1.908 13,57 2009 13.620 12.371 90,83 306 2,25 943 6,92 2010 16.255 14.686 90,35 440 2,71 1.129 6,94 2011 16.456 14.956 90,89 300 1,82 1.200 7,29 2012 15.200 12.396 81,55 304 2,00 2.500 16,45 Tổng 75.591 65.911 87,19 2.000 2,65 7.680 10,16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ở huyện Yên Lập, vốn góp của dân bao gồm vốn đối ứng, giá trị hiến đất, hoa màu, đóng góp ngày công… Nguồn vốn khác đầu tư cho xây dựng hạ tầng của huyện chủ yếu là vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các nhà viện trợ nước ngoài…Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng không có đóng góp của nguồn Ngân sách địa phương vì Ngân sách địa phương còn hạn hẹp, do đó chỉ tham gia đóng góp vào một số hợp phần khác của Chương trình 135 như: Hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, không đóng góp vào hợp phần xây dựng hạ tầng.
Qua bảng số liệu ta thấy, trong 5 năm thực hiện tổng số vốn được đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng là 75.591.000.000 đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương: 65.911.000.000 đồng chiếm 87,19%, sau đó là nguồn vốn viện trợ nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ: 7.680.000.000 đồng chiếm 10,16% và nguồn vốn đóng góp của dân là 2.000.000 chiếm 2,65%. Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ dân còn ít do điều kiện kinh tế của người dân trong huyện còn nghèo, tuy nhiên, huyện Yên Lập cũng đã ghi nhận những đóng góp của người dân và đặc biệt, nó thể hiện sự đồng lòng, ủng hộ của người dân đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng và Chương trình 135 của Chính phủ nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 của huyện Yên Lập giai đoạn 2008-2012
Huyện Yên Lập cũng đã chủ động lồng ghép vốn theo chương trình 135 với vốn của một số chương trình khác như: Chương trình 229, Chương trình 134, Chương trình kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa trường lớp học, Nghị quyết 30a, Chương trình WB, Chương trình JBIC
Ngoài các nguồn vốn trên, một số công trình trọng điểm khác được đầu tư xây dựng như cầu Ngòi Rành, xã Xuân An (trên đường tỉnh lộ 3120), tổng mức đầu tư là 14.000 triệu đồng bằng nguồn vốn phòng chống lụt bão; cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 313D từ thị trấn Yên Lập đi huyện Thanh Sơn, vốn đầu tư là 40.000 triệu đồng, bằng nguồn vốn Quốc phòng.
Số vốn được đầu tư xây dựng hạ tầng, huyện cũng đã ưu tiên lựa chọn, phân bổ cho các công trình trọng điểm. Cụ thể, trong 5 năm, huyện đã đầu tư được 123 công trình với hầu hết các danh mục công trình trọng điểm, cần thiết với nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Tình hình đầu tư và vốn đầu tư cho các công trình, hạng mục công trình được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.4: Tình hình vốn đầu tƣ xây dựng hạ tầng theo chƣơng trình 135 của huyện Yên Lập theo loại công trình giai đoạn 2008-2012
công % (Tr.đ) % 123 100,00 75.591 100,00 Giao thông 43 34,96 25.670,0 33,96 31 25,20 20.060,8 26,54 6 4,88 4.378,0 5,79 15 12,19 12.960,4 17,14 2 1,63 1.090,5 1,44 3 2,44 1.852,2 2,45 12 9,75 5.432,0 7,19 Nhà khuyến nông 2 1,63 756,5 1,00 Công trình nước 1 0,81 330,0 0,44 công t 8 6,51 3.060,6 4,05
(Nguồn:Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện Yên Lập - Phú Thọ)
Qua bảng số liệu ta thấy, trong số 123 công trình được đầu tư thì loại công trình được đầu tư nhiều nhất và chiếm số vốn lớn nhất là các công trình giao thông: 43 công trình chiếm 34,96% với số vốn đầu tư là 25.670 triệu đồng chiếm 33,96% , các công trình thủy lợi: 31 công trình chiếm 25,2% với số vốn đầu tư là 20.026,8 triệu đồng chiếm 26.54% tổng vốn đầu tư. Các công trình giao thông, thủy lợi được bố trí vốn nhiều hơn do đây là các công trình thiết yếu và góp phần phát triển kinh tế nên được ưu tiên hơn, bên cạnh đó do đặc điểm của loại công trình này mà vốn cần đầu tư cho một công trình thường là lớn.
3.2.2. Tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo chương trình 135 của huyện Yên Lập của huyện Yên Lập
UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 135. Thành phần là Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn của huyện và Chủ tịch UBND các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xã, thị trấn có chương trình 135, đồng thời UBND huyện mời HĐND, MTTQ tham gia Ban chỉ đạo.
UBND huyện cũng thành lập Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện thuộc bộ phân dân tộc thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện với nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện về quản lý công tác dân tộc và Chương trình 135. Cơ quan gồm có 5 người nhưng chủ yếu là kiêm nhiệm ở các phòng ban khác nhau của huyện. Thủ trưởng đơn vị là Trưởng ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, các thành viên còn lại ở các phòng ban chức năng như: 2 người ở ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, 1 người ở phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1 người ở phòng Kinh tế hạ tầng của huyện. Do các thành viên chủ yếu là kiêm nhiệm nên khối lượng công việc khá nhiều.
Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện Yên Lập có các nhiệm vụ, chức năng liên quan đến vốn đầu tư xây dựng hạ tầng như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu về công tác tổ chức huy động, lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn, bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án của Chương trình, tổng hợp trình UBND huyện phương án phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình cho các cơ quan, UBND các xã để thực hiện.
- Thẩm định dự toán kinh phí, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kiểm tra, đôn đốc công tác tổng hợp, thanh quyết toán kinh phí cho các hạng mục của chương trình.
- Phối hợp để theo dõi hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra về tiến độ xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch các chương trình, dự án, chính sách thuộc chương trình 135.
- Lập kế hoạch đầu tư, tham mưu phân bổ nguồn vốn trên cơ sở đã được cơ quan cấp trên phê duyệt.
Ngoài ra, UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã đã thành lập ban quản lý dự án 135 giúp chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
qui định. Thành lập ban giám sát xã đại diện cho nhân dân tham gia giám sát trong suốt quá trình thực hiện Chương trình dự án. Do bước đầu triển khai các xã còn lúng túng, mặt khác các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực quản lí đầu tư thường thay đổi cũng phần nào ảnh hưởng tới việc thực hiện do đó UBND huyện đã giao cho các cơ quan thường xuyên hướng dẫn các xã thực hiện.
Đối với dự án xây dựng hạ tầng, UBND huyện đã rà soát năng lực làm chủ đầu tư cho các xã, đã giao cho 02 xã ĐBKK làm chủ đầu tư (Mỹ Lung, Lương Sơn) và 03 xã khu vực II có thôn, bản ĐBKK làm chủ đầu tư, nhiều xã đã thực hiện tốt đảm bảo theo quy định.
Việc tổ chức quản lý vốn được gắn liền với quản lý hoạt động xây dựng hạ tầng, từ khâu lập kế hoạch đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng đến khâu nghiệm thu, thanh quyết toán công trình. Vì vậy, quản lý tốt các hoạt động xây dựng hạ tầng cũng giúp cho vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả, tránh được thất thoát, lãng phí.
Ở huyện Yên Lập, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cũng như quản lý hoạt động xây dựng hạ tầng được tổ chức một cách thống nhất, liên tục từ thôn, bản đến xã (thông qua giám sát cộng đồng xã và người dân) cho đến cấp huyện, sự phối hợp giữa cấp huyện với xã, giữa Ban chỉ đạo Chương trình 135, Cơ quan thường trực Chương trình 135, các phòng ban chức năng khác của huyện…Tổ chức quản lý vốn được tổ chức ở nhiều khâu, nhiều mặt như vậy thì sẽ kiểm soát vốn được tốt hơn.
Trình độ quản lý vốn thể hiện qua nhiều khía cạnh, nhiều chỉ tiêu, trong đó có một nội dung đó là số các dự án, số vốn được phê duyệt. Thông qua đó cho biết kế hoạch được lập có khả thi, có sát với nhu cầu và khả năng của huyện không, tức là các kế hoạch, các dự án, mức vốn đầu tư được xây dựng lên được các cấp có thẩm quyền liên quan phê duyệt với tỷ lệ như thế nào. Tỷ lệ số dự án (số công trình) và số vốn được phê duyệt cao chứng tỏ trình độ của phân tích, đánh giá các kết quả đạt được cũng như biết phân tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nguồn lực, tình hình địa phương, lựa chọn đúng các công trình thiết yếu, cần thiết đầu tư….
Bảng 3.5. Số vốn xây dựng hạ tầng thực hiện so với dự kiến của huyện Yên Lập giai đoạn 2008-2012
ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 theo dự kiến 16.858 16.099 18.967 18.872 16.796 14.060 13.620 16.255 16.456 15.200 Chênh lệch 2.278 2.479 2.712 2.415 1.596