Giới thiệu và tư vấn sản phẩm

Một phần của tài liệu Hình ảnh truyền thông của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử Việt Nam (Trang 43 - 45)

Giới thiệu và tư vấn sản phẩm vốn là nội dung chủ đạo của chuyên mục Ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử. Có thể nói, báo chí là kênh quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình, đưa hình ảnh sản phẩm đến với công chúng. Bởi vậy, những nhận định của báo chí về sản phẩm mang tính định hướng rất lớn đối với người tiêu dùng về sản phẩm. Quả khảo sát các bài viết trên cả 3 tờ báo, kết quả cho thấy nội dung thông tin chủ yếu nhận định về sản phẩm mới dưới góc độ tích cực, chiếm 68,1% tổng số bài viết. Đây cũng là điều dễ hiểu vì mỗi sản phẩm mới ra đều mang ít nhiều những nét cải tiến so với các sản phẩm cũ. Thêm vào đó, những nhận định tích cực là bước đệm quan trọng trong quá trình đưa sản phẩm đến khách hàng.

42

Các bài viết giới thiệu sản phẩm thường có cấu trúc nội dung: giới thiệu những nét nổi bật nhất; giới thiệu các tính năng nổi trội, các thông số kỹ thuật kèm bình luận, và cuối cùng là mức giá nếu có. Các yếu tố hạn chế của xe không được nêu quá cụ thể. Các bài tư vấn kiểu tổng hợp chiếm tỷ lệ không nhiều, tuy nhiên chắc chắn đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho khách hàng như Xế hộp cho phụ nữ Việt Nam (VnExpress, ngày 8/3/2012), Thu nhập bao nhiêu để sở hữu ô tô tại Việt Nam (VnExpress, ngày 19/6/2012), Chọn xe máy tay ga dưới 40 triệu đồng (Vneconomy, ngày 15/6/2012)…

Với tiêu chí nhanh nhất, VnExpress thường xuyên cập nhật về mỗi sản phẩm mới. Đây là tờ báo có tỷ lệ các bài viết giới thiệu sản phẩm cao nhất với 33,9%, trong khi tỷ lệ này ở 2 tờ báo Vneconomy và Dddn lần lượt là 17,6% và 21%. Điều này hoàn toàn có thể giải thích bởi tôn chỉ mục đích của các tờ báo là khác nhau. VnExpress thiên về tin nhanh còn Vneconomy và Dddn là những tờ báo có nhận định sâu sắc về thị trường. Do đó, các bài viết trên VnExpress thường có phần giới thiệu hết sức ngắn gọn, sau đó kèm theo hàng loạt ảnh giới thiệu chi tiết để độc giả xem xét sản phẩm cụ thể hơn.

Thông qua các tin, bài này, mỗi sản phẩm đều thể hiện được nhận định chủ quan ban đầu của nhà báo. Một điểm dễ nhận thấy là tỷ lệ các tin, bài có nhận định tích cực về sản phẩm trên hai tờ Vneconomy và Dddn cao hơn hẳn trên tờ VnExpress. Qua biểu đồ có thể thấy, trong số các bài viết trên Vneconomy và Dddn, tỷ lệ bài viết theo hướng tích cực chiếm tới 88% và 79,2%, tỷ lệ này ở VnExpress chỉ là 62%. Trong tổng số các tin, bài được khảo sát chỉ có 3 bài có nhận định tiêu cực về sản phẩm mới ra mắt. Những nhận định này cũng không được nhấn mạnh hay làm nổi bật, bởi chỉ cần một chi tiết nhỏ cũng có thể ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng.

43

Chẳng hạn, trong bài Cận cảnh Honda PCX150 2012 (VnExpress - 29/3/2012) có đoạn: Ưu điểm của PCX là ứng dụng nhiều công nghệ mới. Tuy nhiên một số người không "hợp nhãn" với thiết kế đầu to - đuôi nhỏ. Cách thiết kế ưu tiên cho sử dụng cá nhân, như yên chia đôi bằng tựa thắt lưng, khiến PCX mất những khách hàng có nhu cầu chở cả gia đình. Khi mà hầu hết độc giả đều chưa thấy tận mắt sản phẩm mới, chỉ cần một nhận định của nhà báo, chắc chắn PCX đã mất đi một lượng khách hàng không nhỏ.

Một phần của tài liệu Hình ảnh truyền thông của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy trên báo mạng điện tử Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)