44
Thông tin và chính sách thị trường là một mảng đề tài có vị trí quan trọng nhất trên tất cả các bài báo được khảo sát chiếm tới 34,4% với 174 tin, bài. Trong đó, những bài viết thông tin thị trường trên tờ Vneconomy và Dddn có số lượng nhiều hơn hẳn VnExpress. Theo nhận định tổng quan của tác giả, các bài viết trên 2 tờ báo này phân tích nội dung dưới góc độ sâu sắc hơn VnExpress. Nhìn chung, những nhận định về thị trường mang tính có lợi cho doanh nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn ở hầu hết các bài báo. Tuy nhiên, trong thời gian 1 năm qua, số lượng tin, bài về mảng nội dung thông tin chính sách thị trường đã tái hiện bức tranh ảm đạm của nền kinh tế nói chung và tình hình bán hàng của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ô tô, xe máy nói riêng. Hàng loạt các tít bài như “Xe máy ế ẩm, đại lý thua lỗ, doanh nghiệp dừng sản xuất” (Dddn, ngày 23/5/2012), Tiêu dùng ô tô trong thảm ngoài nản (Vneconomy ngày 22/3/2012), Sức mua ô tô, xe máy giảm mạnh (Vneconomy ngày 3/4/2012) đã cho thấy sự khó khăn của doanh nghiệp. Thậm chí thời điểm cuối năm, khi mà các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nâng cao doanh số bán thì Vneconomy cũng có nhận định Thị trường ô tô: Nước rút vẫn cứ giảm” (ngày 9/12/2011) hay Xe máy 2011: Hồi kết buồn của năm nhiều hy vọng (ngày 27/12/2011).
Một trong những nguyên nhân được báo chí phản ánh đó là do các doanh nghiệp FDI tăng cường đầu tư tại Việt Nam dẫn tới tình trạng cung vượt quá cầu. Với nhiều kỳ vọng vào sự phát triển hơn nữa của thị trường trong tương lai, cả ba thương hiệu đang chiếm thị phần lớn trong nước là Honda, Yamaha và Piaggio lần lượt công bố kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất và nâng công suất lắp ráp. Mở đầu là nhà đầu tư Ý, đã mở rộng sản xuất của nhà máy Piaggio tại Vĩnh Phúc nâng công suất từ 100.000 lên 300.000 xe máy/năm. Chưa dừng lại ở đó, cuối tháng 7/2011, liên doanh sản xuất xe máy lớn nhất Việt Nam (chiếm trên 60% thị phần) là Công ty Honda cũng công bố
45
đầu tư 120,5 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất xe máy thứ ba tại tỉnh Hà Nam, nâng công suất sản xuất lên 2,5 triệu xe/năm. Không chịu thua kém “đàn anh đồng hương”, giữa tháng 8/2011, liên doanh sản xuất xe có thị phần thứ hai sau Honda là Yamaha với khoảng 1 triệu xe bán ra tại Việt Nam trong năm 2010 cũng dự kiến sẽ đầu tư hơn 26 triệu USD để tăng 50% công suất công suất lắp ráp xe máy hiện có lên mức 1,5 triệu xe/năm ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những chiến lược phát triển thị trường trọng điểm của Yamaha Motor ở Việt Nam và Ấn Độ.
Điều này phản ánh Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm của ngành công nghiệp xe máy trong khu vực. Tuy nhiên, chính sự đổ bộ của hàng loạt các dự án nâng công suất từ phía các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xe máy đã khiến thị trường Việt Nam gặp phải tình trạng lượng sản xuất vượt quá sức mua của người dân. Trong khi nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn vì tồn đọng hàng hóa.
Bên phía thị trường ô tô, lý do chính để người tiêu dùng e dè là bởi đề án thu phí ô tô cá nhân được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn từ tháng 3/2012. Vì vậy, điểm nóng của vấn đề chính sách thị trường trong thời gian qua chính là vấn đề phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân mà điển hình là các loại phí áp trên xe ô tô. Bàn luận vấn đề này, đã có hàng loạt bài báo lên tiếng với đủ mọi góc độ, tiêu biểu như VnExpress có bài phân tích Đi ô tô ở Việt Nam đắt gấp đôi ở Mỹ (ngày 28/3/2012). Trong thời gian 1 tuần từ ngày 23/3/2012 đến ngày 30/3/2012, VnExpress liên tục đăng tải những bài viết cho thấy những điều chưa hợp lý của việc thu phí hạn chế phương tiện cá nhân. Điển hình như : Thu phí hạn chế phương tiện cá nhân là tận thu (ngày 23/3) , Thu phí hạn chế xe không thể giảm ùn tắc (ngày 24/3), Thu phí để
46
giảm ùn tắc là vô lý (ngày 25/3) , “Phí chồng phí” với xe cá nhân (ngày 26/3), Thu phí hạn chế xe cá nhân thiếu logic và mâu thuẫn (ngày 26/3), Đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về phí giao thông (ngày 27/3), VAMA đề nghị hoãn thu phí lưu hành ô tô (ngày 27/3). Với việc đăng tải các ý kiến đa dạng của các chuyên gia kinh tế, các luật sư, và hàng trăm ý kiến độc giả gửi về VnExpress thực sự đã làm nóng diễn đàn buộc các nhà chức trách phải suy nghĩ. Song song với đó là loạt bài thay lời doanh nghiệp như Ô tô ế ẩm vì thuế, phí tăng cao (VnExpress ngày 24/2/2012), Thị trường ô tô teo lại vì phí (Dddn ngày 21/3/2012)... Từ đó, dẫn đến việc Bộ GTVT và các bộ ngành liên quan chưa đưa ra quyết định về việc thu phí mà phải họp bàn lại sao cho hợp lý. Qua đó, cho thấy sức mạnh báo chí đã cứu cánh cho doanh nghiệp trong một vấn đề có chiều bất lợi cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc hàng loạt các vụ cháy xe liên tục từ cuối năm 2011 đến nay, đã khiến cho tâm lý của khách hàng bị ảnh hưởng mạnh. Khi mà chưa có nguyên nhân chính thức về các vụ cháy, người tiêu dùng cũng không hào hứng chuyện sắm thêm một chiếc xe cho gia đình. Bởi vậy, trong năm qua, với những bài viết được đăng tải liên tục về các vấn đề thị trường chưa được giải quyết, người tiêu dùng cũng chứng kiến sự lên xuống của giá cả như Điên loạn giá xe máy cuối năm (Dddn ngày 24/10/2011). Và phần nhiều là người tiêu dùng được hưởng lợi từ các chiêu giảm giá kích cầu sản phẩm khi mà thị trường xuống trầm trọng. Hàng tháng hàng quý, các doanh nghiệp đều tung ra các chương trình khuyến mại, như từ 15/2/2012 đến 15/3/2012, Toyota tặng gói bảo hiểm cho khách hàng khi mua xe Fortuner. Tiếp sau đó, từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4/2012 Piaggio Việt Nam đã có chương trình tặng toàn bộ lệ phí trước bạ cho khách hàng mua 2 dòng xe Vespa LX i.e và Vespa S e.i. Sau chương trình đó lại tiếp tục chương trình mới tặng 4 triệu đồng cho khách mua xe
47
Vespa LX và 3 triệu đồng cho khách mua xe Fly... kéo dài đến hết 31/7. Một nội dung khác cũng được đề cập trong loạt thông tin thị trường đó là so sánh đối thủ. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về thị trường xe cũng như có nhận định chính xác hơn về sản phẩm, tác giả thường đưa ra các bài viết so sánh trực tiếp sản phẩm hoặc xen lẫn thông tin so sánh trong bài. Qua đó, thông tin thương hiệu được nhắc lại trong trí nhớ của độc giả và là một cách quảng bá thương hiệu hiệu quả.