Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và va

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và va

của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBGVNV và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Đảng, Đoàn TNCS HCM, Công Đoàn, Hội cha mẹ HS…) và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc GDĐĐ cho HS, đặc biệt là thấy được vai trò quan trọng của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tạo nên sự thống nhất cao và sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các thành viên, các tổ chức trong nhà trường đối với các hoạt động GDĐĐ cho HS. Đồng thời, tạo cơ chế để Đoàn trường tích cực, chủ động tham mưu, tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS, và thu hút đông đảo đoàn viên - học sinh tham gia vào hoạt động một cách sôi nổi, có hiệu quả cũng như có ý thức học tập, tích lũy kiến thức, tu dưỡng ĐĐ, rèn luyện bản thân.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Nâng cao nhận thức của tất cả CBGVNV và HS về giá trị của ĐĐ trong công việc, trong cuộc sống để luôn có ý thức tự rèn luyện, hoàn thiện bản thân; nhận thức về tầm quan trọng của GDĐĐ trong nhà trường để tích cực, chủ động tham gia các hoạt động GDĐĐ; làm cho mỗi CBGVNV trong nhà trường có ý thức cao hơn về nhiệm vụ, vai trò của mình trong GDĐĐ cho HS và từ đó tìm tòi, lựa chọn những hình thức, phương pháp giáo dục tốt nhất, phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ. Đồng thời, mỗi thầy cô giáo phải luôn là tấm gương về ĐĐ và tự học, tự rèn cho HS noi theo. Do vậy, hình ảnh người thầy có ý nghĩa giáo dục rất lớn, và nhận thức của người thầy về tầm quan trọng của GDĐĐ, về vai trò của mình trong đó càng rõ ràng thì kết quả giáo dục sẽ càng cao.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt (các uỷ viên Ban chấp hành, các bí thư chi đoàn) trong xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho đoàn viên - học sinh. Khi lập kế hoạch cần phân tích thực trạng: những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và khả năng để đề ra các hoạt động GDĐĐ phù hợp nhất và có tính khả thi cao.

- Nâng cao nhận thức của CBGVNV, các tổ chức chính trị, xã hội trong nhà trường và của HS về vai trò quan trọng của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc GDĐĐ cho HS, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường với Đoàn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS.

- Xác định vai trò đặc biệt quan trọng của ban chấp hành (BCH) chi đoàn thanh niên của các lớp trong tổ chức và tham gia các hoạt động GDĐĐ do Đoàn trường tổ chức. BCH chi đoàn là tổ chức Đoàn dưới cơ sở, có nhiệm vụ quan trọng trong việc thu hút sự tham gia nhiệt tình và có hiệu quả các hoạt

động, các phong trào của Đoàn trường tổ chức, từ đó có tác động lớn đối với ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh.

- Giúp đoàn viên - học sinh thực sự nâng cao ý thức tự nguyện, tự quản, tự giáo dục trong quá trình học tập, rèn luyện đạo đức. Ở lứa tuổi này, ý thức tự giác, cái “Tôi” của học sinh đã hình thành rõ nét. Do vậy nếu HS có ý thức tự giáo dục trong quá trình giáo dục thì GDĐĐ chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp.

- Tổ chức các cuộc hội thảo về ĐĐ, GDĐĐ, QL hoạt động GDĐĐ cho học sinh, trao đổi kinh nghiệm về GDĐĐ cho học sinh.

- Tổ chức các hội thi: “Đoàn viên thanh lịch”, “Bí thư chi đoàn giỏi”, “chúng tôi - những chủ nhân tương lai đất nước”, “Tuyên truyền viên giỏi”…, các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống của quê hương, đất nước, của nhà trường…

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chi đoàn theo các chuyên đề về ĐĐ, cách xử lý các tình huống có vấn đề về ĐĐ, hoặc phổ biến, tổ chức cho ĐVTN học tập, nắm vững quy chế học tập, thi cử…

- Phát động và vận động thực hiện có chiều sâu các phong trào: “Nề nếp - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về ĐĐ cho học sinh noi theo”…

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để trang bị một số vấn đề cơ bản về nội dung GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho CBGVNV, cán bộ Đoàn chủ chốt của nhà trường.

- Đoàn trường phát phát động các đợt thi đua, tổ chức các sân chơi, các hoạt động thể thao, văn hoá văn nghệ, giao lưu... trong và ngoài nhà trường nhân các ngày lễ trong năm nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về ý nghĩa của GDĐĐ cho học sinh.

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian để các hoạt động Đoàn có thể diễn ra thuận lợi.

- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu nhà trường và Ban chấp hành Đoàn trường.

- Mỗi người CBQL, GV, NV trong nhà trường phải là tấm gương về đạo đức cho HS.

- Ban giám hiệu cần căn cứ trên điều kiện thực tiễn của nhà trường để có một khoản kinh phí phù hợp cho việc trao thưởng cho những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục đạo đức cho HS.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)