8. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
cho học sinh thông qua hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
2.4.2.1. Thực trạng tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức do Đoàn trường tổ chức của HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Để nghiên cứu thực trạng tham gia của HS trong các hoạt động GDĐĐ do Đoàn trường, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi “Bạn đã tham gia các hoạt động GDĐĐ do Đoàn trường triển khai tổ chức ở mức độ nào?” với ba mức độ đo: thường xuyên - hệ số 3; thỉnh thoảng - hệ số 2 và không bao giờ - hệ số 1.
Câu hỏi được tiến hành với 250 HS- ĐVTN của 3 trường: THPT Thái Nguyên, THPT Gang Thép, PT Vùng Cao Việt Bắc. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.11: Mức độ tham gia các hoạt động GDĐĐ của HS - ĐVTN
Mức độ Điểm
TB Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
SL % SL % SL %
2,18
75 30 144 57,6 31 12,4
Từ những số liệu thể hiện ở bảng 2.11, có thể nhận thấy đa số các em học sinh chỉ tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức ở mức độ thỉnh thoảng (điểm trung bình = 2,18).
Có 30% HS thường xuyên tham gia các hoạt động GD ĐĐ do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại các trường THPT tổ chức. 57,6% HS tham gia ở mức độ thỉnh thoảng và bên cạnh đó thì có 12,4% HS không hề tham gia các hoạt động GD ĐĐ của Đoàn trường. Chúng tôi tiến hành gặp gỡ và trò chuyện trực
tiếp với một số học sinh không tham gia vào các hoạt động GD ĐĐ của Đoàn TN tổ chức thì nhận được một số câu trả lời về nguyên nhân như sau: một số em cảm thấy nhàm chán với các hình thức tổ chức quen thuộc lặp đi lặp lại như hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao. Một số học sinh khác thì cho rằng mình không có bất cứ năng khiếu, tài năng nào để tham gia vào các hoạt động Đoàn nên không tự tin. Từ những nguyên nhân đó, đề tài nhận thấy CBQL cũng như CB Đoàn cần chú ý đến việc đổi mới các hình thức tổ chức cho phong phú, linh hoạt, mới mẻ để thu hút hứng thú tham gia của học sinh, đồng thời tạo điều kiện để tất cả các học sinh trong trường đều có thể tham gia.
Mức độ tham gia các hoạt động GDĐĐ của HS - ĐVTN các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có thể được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Mức độ tham gia các hoạt động GDĐĐ của HS - ĐVTN các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
2.4.2.2. Công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường trong GDĐĐ cho HS
Để tìm hiểu, đánh giá hiệu quả công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường trong GDĐĐ cho HS, chúng tôi tiến hành khảo sát thông
qua việc đưa ra câu hỏi với 143 đồng chí là lãnh đạo cấp uỷ, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Hội phụ huynh HS, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn của nhà trường như sau: “Đồng chí đánh giá như thế nào về việc tham mưu triển khai các hoạt động GDĐĐ của Đoàn trong trường trong những năm qua?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.12: Mức độ đánh giá hiệu quả công tác tham mƣu triển khai các hoạt động GDĐĐ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trƣờng THPT
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Mức độ Rất tốt Tốt Bình thƣờng Kém
Số lượng 21 48 59 15
Tỷ lệ (%) 14,7 33,6 41,2 10,5
Qua bảng 2.12, chúng ta thấy công tác tham mưu triển khai các hoạt động GDĐĐ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chưa được đánh giá cao, 14, 7% tổng số CBQL và GV đánh giá công tác trên được thực hiện ở mức độ rất tốt, 33,6% đánh giá ở mức độ tốt, có 41,2% CBGV lựa chọn mức độ bình thường và bên cạnh đó vẫn còn 10,5% CBGV đánh giá công tác tham mưu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường THPT thực hiện ở mức độ kém.
2.4.2.3. Mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Để nắm được thông tin về mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho học sinh trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 9 ở phụ lục 2 và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.13: Đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Hoạt động Mức Độ Điểm trung bình Tốt (3 điểm) Bình thƣờng (2 điểm) Yếu (1 điểm) SL % SL % SL % 1.HĐ kỉ niệm các ngày lễ lớn 85 59,4 53 37,1 5 3,5 2,56 2. HĐ lao động tình nguyện 61 42,7 75 52,4 7 4,9 2,38 3. HĐ nhân đạo từ thiện 58 40,6 77 53,8 8 5,6 2,35 4. Hội diễn văn nghệ 86 60,1 54 37,8 3 2,1 2,58
5. Giải thi đấu TDTT 79 55,2 60 42 4 2,8 2,52
6. Hiến máu nhân đạo 52 36,4 79 55,2 12 8,4 2,28 7. Sinh hoạt các câu lạc bộ
chuyên môn
43 30,1 85 59,4 15 10,5 2,19 8. Tham gia tuyên truyền PL
(ATGT, HIV/AID)
49 34,3 84 58,7 10 7 2,27 Như vậy, những số liệu trên cho thấy các hoạt động GDĐĐ của Đoàn trường được quan tâm triển khai thông qua các hoạt động bề nổi như văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội…, các hoạt động này thu hút được đông đảo HS tham gia. Các hoạt động được đánh giá là được tổ chức không thường xuyên là các hoạt động gắn với chuyên môn, gắn với công việc học tập và đi vào chiều sâu kiến thức như sinh hoạt câu lạc bộ sở thích, chuyên đề. Thực tế này xuất phát từ nguyên nhân
do Ban chấp hành Đoàn trường chưa có biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa các thầy cô giáo giảng dạy các bộ môn chuyên ngành với nắm bắt nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của HS để tham mưu triển khai thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt ngoại khoá; mặt khác, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập và môi trường địa bàn công tác của nhà trường còn khó khăn... do vậy, cơ bản chưa chú trọng trong việc triển khai thành lập và tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ ngoại khoá… .
Để làm rõ hơn những nhận định trên, chúng tôi tiến hành tổng hợp ý kiến trả lời của HS với câu hỏi: “Bạn hãy kể tên những hoạt động GDĐĐ mà Đoàn trường thường xuyên tổ chức?”. Đại đa số các em được hỏi trả lời rằng: “Chủ yếu là các hoạt động như hội thi, hội diễn văn nghệ. Các buổi hội thao hoặc thi đấu thể dục thể thao. Vì các hoạt động này cho phép cùng một lúc nhiều HS có thể tham gia và các hoạt động đó cũng phù hợp với với sở thích, nhu cầu của thanh niên - HS, đồng thời việc kết hợp tuyên truyền, GDĐĐ sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả hơn”.
Giáo viên và cán bộ Đoàn trong các trường về cơ bản cũng thống nhất với cách trả lời của học sinh, họ cho rằng: “Những năm gần đây đã có nhiều hoạt động GDĐĐ được tổ chức nhưng chủ yếu là thông qua các hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể dục thể thao, còn các hoạt động gắn với chuyên môn còn chưa thực sự được quan tâm”.
Từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải có sự điều chỉnh về nội dung của mỗi hoạt động cũng như mở rộng hơn nữa các hoạt động mang tính chiều sâu bổ trợ cho việc học tập của học sinh như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ và giáo dục đào tạo của nhà trường. Đây cũng là nguyện vọng chung của nhiều HS, vì xét về thực tế, mặc dù các hoạt động phong trào bề nổi là dễ tham gia, thu hút nhiều HS, nhưng không phải HS nào cũng có
năng khiếu, sở thích chung đó, bên cạnh đó cũng rất nhiều bạn có xu hướng và nhu cầu hoạt động khác hay tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ chuyên môn phục vụ học tập.
Để có những thông tin chính xác, chúng tôi tiến hành khảo sát qua câu hỏi 4 (phụ lục 2); Ngoài ra còn gặp gỡ, thăm dò, xin ý kiến với nhiều đối tượng liên quan đến HS. Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá thực trạng đạo đức của HS các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
STT Nội dung ý kiến CBQL - GV (N = 143) Tỷ lệ (%)
1 Biểu hiện tốt nhiều hơn xấu 65 45,4
2 Đan xen giữa tốt và xấu 57 39,9
3 Xấu nhiều hơn tốt 7 4,9
4 Đạo đức của HS xuống cấp 14 9,8
Qua số liệu thể hiện ở bảng 2.14 có thể thấy 45,4% CBQL và GV đánh giá về đạo đức của HS là co biểu hiện tốt nhiều hơn xấu. Mặc dù đây chưa phải là con số quá cao nhưng cũng cho thấy sự đánh giá tích cực từ phía CBQL và GV các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về đạo đức của học sinh trong trường.
39,5% đánh giá ở mức “đan xen giữa tốt và xấu”. Trong đạo đức và nhân cách của học sinh THPT nói riêng và của mỗi con người nói chung luôn có sự đan xen giữa mặt tốt và mặt xấu. Chính vì thế mà nhiệm vụ của công tác tổ chức giáo dục đạo đức cho HS qua hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là phải giúp cho các em có nhận thức đúng đắn, phân biệt được đúng sai, tốt xấu, đồng thời có những tác động kịp thời, phù hợp để các em phát huy những mặt tốt và hạn chế, khắc phục những mặt xấu, những sai lầm của bản thân.
Bên cạnh những đánh giá tích cực của đa số CBQL và GV về đạo đức của HS các trường THPT ở thành phố Thái Nguyên thì 4,9% cho rằng đạo đức của HS THPT hiện nay đang có những biểu hiện xấu nhiều hơn tốt và 9,8% cho rằng đạo đức của HS THPT đang xuống cấp. Mặc dù đây không phải là những con số lớn nhưng cũng góp phần gióng lên một hồi chuông nhắc nhở việc nâng cao chất lượng của công tác tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho HS qua các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng và hoạt động của các lực lượng giáo dục nói chung.
Như vậy, đa số HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là những người có ĐĐ tốt. Các em tích cực học tập, tự học, tự rèn, thực hiện tốt các quy định của trường, của lớp, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, kính trọng thầy cô giáo. Đặc biệt là có nhiều HS có tinh thần vượt khó trong học tập, có ý chí vươn lên, biết đồng cảm thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, công việc từ thiện, đặc biệt là các hoạt động vì cộng đồng.