8. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Về hình thức GDĐĐ cho HS trong các trường THPT trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên
Để khảo sát về các hình thức GDĐĐ cho HS cho HS của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 (phụ lục 1), câu hỏi 6 ( phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7: Các hình thức GDĐĐ cho HS cho HS trong các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
TT Các hình thức GDĐĐ cho học sinh Học sinh (%) Xếp bậc CBQL GV (%) Xếp bậc Trung bình (%) Xếp bậc chung
1 Qua các bài giảng bộ môn giáo
dục công dân 82,6 1 81,3 1 81,9 1
2 Qua các buổi sinh hoạt lớp, Đoàn 81,9 2 80,4 2 81,1 2
3 Qua các bài giảng các bộ môn khác 78,2 5 79,8 3 79 5
4
Qua các hoạt động ngoài giờ
lên lớp 79,8 4 79,3 4 79,5 4
5 Qua hoạt động của Đoàn 81,1 3 78,2 5 79,6 3
6 Qua hoạt động VH, VN, từ thiện 72,8 6 70,5 7 71,7 6
7 Qua các đợt phát động thi đua 68,7 7 71,6 6 70,1 7
Nhìn bảng 2.7 đồng thời trực tiếp dự các hoạt động hoặc quan sát các hoạt động GD ĐĐ của các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy việc GDĐĐ cho học sinh chủ yếu thông qua dạy học trong chính khoá: Qua việc dạy bộ môn giáo dục công dân (81,9%), Sinh hoạt Đoàn, lớp (81,1%), các hoạt động của Đoàn thanh niên (79,6%), qua các HĐNGLL (79,5%),qua việc dạy các bộ môn (79%),
Như vậy, hình thức hoạt động GDĐĐ cho HS chủ yếu thông qua các, các buổi sinh hoạt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các HĐNGLL, các hoạt động từ thiện… để rèn luyện các phẩm chất ĐĐ công dân. Cách nhìn nhận của HS và CBGVNV về các hình thức hoạt động GDĐĐ của nhà trường nhìn chung có những sự thống nhất ở các hình thức hoạt động GDĐĐ như: GDĐĐ qua các bài giảng bộ môn giáo dục công dân, chính trị xếp bậc 1 (HS: 82,6%; CBGVNV: 81,3%); qua hoạt động văn hoá văn nghệ đều xếp bậc 6 (HS: 72,8%; CBGVNV: 70,5%) hoặc qua hoạt động thể dục thể thao đều xếp bậc 8 (HS: 51,4%; CBGVNV: 51,8%).
Ở các hình thức GDĐĐ khác thì giữa HS và CBGVNV có những nhìn nhận khác nhau: Qua hoạt động của Đoàn: HS xếp bậc 3 (81,1%), CBGVNV xếp bậc 5 (78,2%); Qua các đợt phát động thi đua thì HS xếp bậc 7 (68,7%), CBGVNV xếp bậc 6 (71,6%);
Như vậy chứng tỏ rằng nhận thức khác nhau, tâm lý lứa tuổi khác nhau sẽ dẫn tới sự đáng giá khác nhau về các hình thức GDĐĐ. Vì vậy, muốn GDĐĐ cho học sinh có hiệu quả, cần kết hợp nhiều hình thức phù hợp với tâm lý, phải có nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đặc biệt phải quan tâm tới các hình thức GDĐĐ mà HS đánh giá cao hơn giáo viên, ví dụ như qua hoạt động của Đoàn, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn… vì các hình thức đó phù hợp với các em nên các em tiếp thu tốt hơn những nội dung mà chúng ta cần GD.