Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh (Trang 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua

hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

1.3.2.1. Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Trong chu kỳ QL, kế hoạch hoá là khâu đầu tiên của một chu trình. Mọi hoạt động QL đều được bắt đầu từ khâu xây dựng kế hoạch. Kế hoạch được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của XH. Trong GD, kế hoạch được thể hiện như một bản thiết kế các hoạt động cho một cơ sở hay toàn bộ hệ thống GD, trên cơ sở đó, chủ thể QL tổ chức, điều hành và điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu dự kiến.

Để bản kế hoạch GDĐĐ đảm bảo tính khả thi, trong quá trình quản lý sự phối hợp xây dựng kế hoạch, nhà quản lý cần chú ý:

+ Phân tích thực trạng GDĐĐ của ngành, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của nhà trường, địa phương trong thời gian vừa qua. Đặc biệt nhấn mạnh việc phân tích thực trạng quản lý phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với

nhà trường trong GDĐĐ cho HS, qua đó đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu, những việc làm được, chưa làm được của hoạt động GDĐĐ, chỉ ra được nguyên nhân của thành công và hạn chế trong hoạt động GDĐĐ.

+ Mọi kế hoạch cục bộ cần được lồng ghép trong kế hoạch chung. Việc lồng ghép thể hiện ở sự thích ứng với mục đích và nhiệm vụ của chương trình, thể hiện ở mối quan hệ ngang và dọc của một tổ chức và trong sự tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các kế hoạch cục bộ.

+ Xác định các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục như nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian.

+ Xây dựng chính sách, cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

1.3.2.2. Tổ chức các nguồn lực để thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, để đào tạo cho xã hội các thế hệ trẻ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và thể chất chuẩn bị cho các em trở thành người chủ nhân của đất nước, nhà trường với Đoàn trường và xã hội phải được phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, thống nhất. Để sự phối hợp có hiệu quả, cần thiết có sự QL để điều chỉnh các mối quan hệ phù hợp nhằm phát huy tối đa thế mạnh của mỗi LLGD để đạt kết quả cao nhất quá trình phối hợp GD, trong đó nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo.

Xây dựng mối liên hệ giữa các LLGD nhằm tạo ra môi trường sư phạm thống nhất, lành mạnh, hạn chế được những tác động tiêu cực trực tiếp tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho HS.

Việc phối hợp xây dựng lực lượng muốn đạt hiệu quả thì nhà QL cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

+ Quán triệt mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch GDĐĐ đến tất cả các lực lượng tham gia làm công tác GDĐĐ;

+ Tổ chức thảo luận, xây dựng biện pháp thực hiện kế hoạch, sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, thực hiện cho từng lực lượng cụ thể. Huy động các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, thời gian, vạch rõ lộ trình cũng như tiến độ thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho từng lực lượng tham gia; + Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, từng cá nhân tham gia hoạt động GDĐĐ thực hiện các công việc theo kế hoạch đã đề ra;

+ Đôn đốc, đảm bảo các khâu trong kế hoạch GDĐĐ diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch;

+ Phối hợp tốt các LLGD trong quá trình GD sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

+ Huy động nguồn tài chính, cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh.

1.3.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh là quá trình hình thành nên cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường để giúp họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể về giáo dục đạo đức. Vì vậy các thành viên trong nhà trường cần được giải thích mục tiêu, yêu cầu của giáo dục đạo đức học sinh, thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch, sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lí, huy động CHSC, kinh tế, định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc.

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh cần được tiến hành theo 5 bước sau:

1. Lập danh sách những công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu về giáo dục đạo đức học sinh thông qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

2. Phân chia toàn bộ những công việc thành những nhiệm vụ cụ thể để các thành viên hay cá bộ phận trong trường thực hiện một cách thuận lợi và logic, có thể gọi đây là bước phân công lao động.

3. Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả, nhóm góp nhiệm vụ cùng như các thành viên như vậy gọi đây là bước phân chia bộ phận.

4. Thiết lập một cơ chế điều phối. Sự liên kết hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các bộ phận một cách hợp lí sẽ tạo điều kiện để đạt được mục tiêu một cách dễ dàng và hiệu quả.

5. Theo dõi, đánh giá và có những điều chỉnh cần thiết.

Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong tổ chức Đoàn của nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để đảm bảo việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp với các lực lượng sao cho hiệu quả.

Sau khi kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đã được thành lập, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được tuyển chọn thì phải có sự lãnh đạo, dẫn dắt. Lãnh đạo bao hàm việc liên hệ với các thành viên để họ hoàn thành nhiệm vụ. Việc lãnh đạo không phải chỉ sau có khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện mà nó đã thấm vào ảnh hưởng quyết định tới hai nội dung trước.

1.3.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Kiểm tra là một chức năng cơ bản để bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý chính xác, nếu không có kiểm tra thì cấp trên không biết được công việc của cơ sở làm tốt, bình thường hay xấu như thế nào? Các cơ sở không biết mình làm tốt, bình thường hay xấu như thế nào? Có đúng với chủ trương, quyết định của cấp trên hay không? Do đó, kiểm tra là một chức năng chủ yếu của người quản lý.

Quản lý phối hợp trong công tác kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho nhà QL đánh giá được đúng thực trạng, cũng như có các tác động đôn đốc, thúc đẩy và hỗ trợ các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Quản lý phối hợp trong kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho việc đánh giá khen thưởng chính xác những cá nhân và đơn vị có thành tích, đồng thời phát hiện những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.

Trong quá trình quản lý, để đạt được mục tiêu kế hoạch GDĐĐ cho học sinh thì các nhà quản lý cần:

+ Giám sát, kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất các hoạt động GDĐĐ diễn ra trong và ngoài nhà trường;

+ Thu thập, nắm bắt các thông tin phản hồi để có thể tháo gỡ các vướng mắc, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống phát sinh hay điều chỉnh kế hoạch GDĐĐ cho phù hợp với thực tế;

+ Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm theo từng hoạt động, theo đợt thi đua, theo học kỳ, năm học nhằm biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức đạt thành tích cao trong giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện. Qua đó tạo không khí thi đua sổi nổi trong toàn trường, giúp giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trƣờng THPT

Việc tổ chức GDĐĐ cho HS chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố khách quan và những yếu tố chủ quan, đó là:

- Kinh tế -xã hội

Sự đổi mới đường lối kinh tế - XH ở nước ta chính là sự lựa chọn mới về hệ thống giá trị cơ bản của XH đã đem lại sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và sâu sắc trong đời sống XH, kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị trong mỗi con người. Bên cạnh việc hình thành những giá trị mới tích cực, sự phát triển, mở cửa, hội nhập nền kinh tế thị trường và sự phát triển quá nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong XH, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, chính trị, tình cảm ĐĐ, lối sống của một bộ phận HS.

- Yếu tố môi trường giáo dục nhà trường

Nhà trường với cả một hệ thống GD được tổ chức QL chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc GDĐĐ cho HS. Với định hướng mục tiêu GDĐĐ theo những chuẩn giá trị tiến bộ, đúng đắn, với hệ thống chương trình khoa

học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách thanh khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ GD ngày càng hiện đại và đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có đầy đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố có tính quyết định hoạt động GDĐĐ cho HS...

- Yếu tố GD gia đình

Gia đình với những quan hệ mật thiết, là nơi nuôi dưỡng HS từ bé đến lúc trưởng thành. Nếu ví tâm hồn học sinh như trang giấy trắng thì gia đình ghi những nét đầu tiên trên trang giấy đó. Nó là cội nguồn của mọi cội nguồn hình thành nhân cách HS.

- Yếu tố GD XH

Ở đây muốn nới đến môi trường GD rộng lớn hơn đó và cộng đồng cư trú của HS. Từ xóm làng, khối phố đến các tổ chức Đoàn thể XH, các cơ quan nhà nước... đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ cho HS. Nếu môi trường XH trong sạch, cộng đồng XH tốt đẹp, văn minh thì chắc chắn hoạt động GDĐĐ cho HS sẽ rất thuận lợi.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường

Đây là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến HS, do vậy, ''Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng về ĐĐ và tự học, tự rèn''. Đồng thời, mỗi giáo viên có ý thức trong việc GDĐĐ cho HS, tận tâm với nghề nghiệp của mình, như vây mới có tác động tích cực trong việc GDĐĐ cho HS.

- Hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Điều lệ Đoàn khẳng định: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện” ; Đoàn là "Trường học XHCN'' của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động, giúp thanh niên học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới, phù hợp với yêu cầu của XH hiện nay. Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. [12]

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Đoàn quan tâm hàng đầu đến công tác tuyên truyền, GD truyền thống, GD ĐĐ cho Đoàn viên, thanh niên thông qua nhiều hoạt động phong phú và đa dạng, trong đó, Đoàn đã và đang triển khai, thực hiện hai phong trào lớn, đó là: ''Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc '' và ''Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp'', đặc biệt là cuộc vận động ''Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời

Bác '' bằng những việc làm cụ thể... Những hoạt động đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ cho Đoàn viên, thanh niên (HS) THPT.

- Các điều kiện đảm bảo cho GDĐĐ

Các điều kiện đảm bảo như cơ sở vật chất, nguồn tài chính của nhà trường.... có ý nghĩa rất quan trọng trong việc QL hoạt động GDĐĐ cho HS vì nó tạo nên cảnh quan sư phạm, cung cấp các phương tiện cho các hoạt động học tập, rèn luyện của HS, tạo các điều kiện cần thiết để HS có thể thực hiện được những hành vi cần được GD theo mục tiêu của nhà trường.

- Đặc điểm tâm lí của HS THPT

Như đã phân tích ở trên thi HS là nhân vật trung tâm trong các nhà trường, HS ở lứa tuổi này đang hình thành và phát triển mạnh mẽ những phẩm chất nhân cách có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự GD, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, tự ý thức.... Đồng thời, họ cũng muốn được khẳng định vai trò của mình trong XH, trong gia đình, trong tập thể, trong công việc và trong các mối quan hệ... Có thể khẳng định, kết quả GD nói chung và GDĐĐ nói riêng phụ thuộc vào việc tiếp nhận của đối tượng GD. Dù chủ thể GD có tích cực, nhiệt tình mà đối tượng GD không tiếp nhận thì quá trình GD sẽ không có kết quả.

- Vai trò của tập thể HS

Tập thể HS và môi trường và phương tiện GDĐĐ quan trọng vì vậy cần xây dựng thành tập thể HS tốt có mục đích thống nhất, có tinh thần trách nhiệm

cao đối với XH, yêu cầu chặt chẽ đối với mỗi thành viên. Mọi thành viên phải phục tùng quyết định của tập thể và phải bình đẳng trước tập thể.

- Công nghệ thông tin và truyền thông

Vai trò và lợi ích của công nghệ thông tin và truyền thông đem lai cho GD là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, nó cũng gây không ít khó khăn cho công tác QLGDDĐ cho HS của những nhà QL vì chính tính phong phú, hai mặt của thông tin.

Kết luận chƣơng l

GDDĐ được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt GD khác. Quá trình GDĐĐ tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường với XH, con người với cuộc sống. GDĐĐ là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của GD nói chung trong nhà trường. Mục tiêu GĐĐĐ trong nhà trường là hình thành nên những phẩm chất ĐD mới cho HS trên cơ sở có nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi ĐĐ. Nội dung của GDĐĐ là góp phần hướng tới sự phát triển con người, phát triển nhân cách của từng HS, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhất là trong thời kỳ CNH - HĐH. Chất lượng của GDĐĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD của các nhà trường. Do đó, tuỳ vào điều kiện thực tế của mình, mỗi cơ sở GD, mỗi trường học phải lựa chọn được một hệ thống các biện pháp GDĐĐ thích hợp và có hiệu quả để áp dụng tại đơn vị.

Để xây dựng được hệ thống các biện pháp GDĐĐ phù hợp, hiệu quả, đặc biệt là các biện pháp theo hướng tăng cường vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ở chương 2 chúng tôi sẽ nghiên cứu, phân tích thực trạng GDĐĐ, phân tích vai trò và đóng góp của tổ chức Đoàn trong GDĐĐ cho HS THPT trong những năm gần đây.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)