Phối hợp các lực lượng GD, tăng cường vai trò của Đoàn trong tổ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh (Trang 88 - 92)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Phối hợp các lực lượng GD, tăng cường vai trò của Đoàn trong tổ

chức các hoạt động GDĐĐ cho HS. Huy động các nguồn lực để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: Cán bộ quản lý, GVCN, giáo viên bộ môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh của nhà trường, gia đình học sinh, các lực lượng xã hội khác (cộng đồng nơi cư trú của học sinh, cơ quan cha mẹ học sinh, các cơ quan hành pháp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức đoàn thể ở địa phương…) nhằm lôi cuốn được lực lượng xã hội to lớn tham gia vào sự nghiệp giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng nhằm giáo dục có hiệu quả học sinh ở trong và ngoài nhà trường, qua đó góp phần nâng cao các điều kiện đảm bảo đối với hoạt động GDĐĐ cho học sinh (về cơ sở vật chất, kinh phí) để từ đó tiếp tục cao chất lượng GDĐĐ và hiệu quả QLGDĐĐ cho học sinh của trường.

- Tăng cường vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động phong trào của Đoàn trường như: tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động sân khấu hóa, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, các hoạt động tình nguyện, dã ngoại…

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Về phía CBQL:

Nhà trường phải thực sự là đầu mối liên kết các lực lượng trong công tác GDĐĐ cho HS, cụ thể là:

 Chủ động lập kế hoạch GDĐĐ cho học sinh và hướng dẫn cho mọi người nghiên cứu nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp GDĐĐ cho học sinh, lập kế hoạch riêng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội khác trong GDĐĐ cho học sinh, tận dụng thế mạnh của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

 Phối hợp các lực lượng xã hội ở địa phương nhằm thu hút và phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực, biến quá trình giáo dục HS thành nhiệm vụ của toàn dân. Các lực lượng xã hội bao gồm: các cơ quan hành pháp quản lý xã hội, các đoàn thể chính trị, các tổ chức, đơn vị kinh tế, các cơ quan chức năng xã hội khác. Nội dung của phối hợp:

+ Tham mưu, phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc chỉ đạo toàn dân tham gia gáo dục thế hệ trẻ.

+ Tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục ý thức bảo vệ xã hội, giữ gìn trật tự, an ninh.

+ Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thị trấn, cấp huyện để làm tốt công tác khuyến học, hoà giải, giáo dục cá biệt, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong HS.

+ Cùng Hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện và Chi hội phụ nữ các phường tổ chức vận động các bà mẹ trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, phòng chống tệ nạn xã hội.

+ Phối hợp với Hội cựu chiến binh tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng, làm điểm tựa cho việc vận động toàn dân tham gia giáo dục.

+ Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, đơn vị kinh tế trong việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và tạo điều kiện cho học sinh làm quen với thực tế sản xuất, thu nhận học sinh sau khi tốt nghiệp.

+ Phối hợp với các cơ quan truyền thông, văn hóa thể thao, bệnh viện để tăng cường tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

+ Phối hợp với hội cha mẹ học sinh trong tuyên truyền, phổ biến kiến thức về xã hội, về phương pháp giáo dục trẻ và động viên, khuyến khích họ trong việc chăm sóc con cái về vật chất, tinh thần cũng như quan tâm làm tốt hoạt động khuyến học cho con em cán bộ, công nhân viên.

+ Phối hợp với cộng đồng nơi ở của gia đình học sinh để nắm tình hình của học sinh, động viên khuyến khích học sinh và góp phần giáo dục truyền thống, lịch sử văn hoá địa phương...

+ Trực tiếp tổ chức chỉ đạo hoạt động GDĐĐ, chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động giáo dục GDĐĐ.

+ Phối hợp với công an để bàn biện pháp phòng chống, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường.

 Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các gia đình học sinh trong GDĐĐ cho học sinh.

- Đối với GV chủ nhiệm:

+ Thông báo cho gia đình học sinh về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo định kỳ.

+ Liên hệ và tổ chức gặp gỡ, trao đổi với gia đình học sinh khi học sinh có thành tích hoặc vi phạm đặc biệt trong học tập và rèn luyện.

+ Cùng gia đình học sinh phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

* Về phía gia đình học sinh:

+ Thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường thông qua con em và GVCN của con em mình.

+ Chủ động cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về những biểu hiện vi phạm đạo đức của con em tại gia đình cho nhà trường để phối hợp giáo dục, không bao che khuyết điểm của con em mình.

+ Dành thời gian và các điều kiện cần thiết cho con em tham gia học tập, rèn luyện cũng như cho chính mình trong việc quan tâm giáo dục con em.

* Tăng cường vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị - xã hội chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh niên trước pháp luật và

bồi dưỡng lí tưởng XHCN, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống lành mạnh cho đoàn viên; tổ chức mọi hoạt động nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Đoàn có nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp thanh niên, chăm lo, xây dựng Đoàn, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền; Tham gia lao động, công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh niên, học sinh; Cần tăng cường vai trò của Đoàn trong công tác GDĐĐ cho HS. Để phát huy được vai trò của mình, Đoàn trường cần thực hiện các nội dung sau:

+ Tổ chức và làm cố vấn cho hội cha mẹ học sinh trong GDĐĐ.

+ Phối hợp với tổ chuyên môn, GVCN tổ chức các hoạt động GDĐĐ và đánh giá kết quả rèn luyện ĐĐ của học sinh.

+ Căn cứ vào sự chỉ đạo của đoàn cấp trên để triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt động xã hội, văn hoá nghệ thuật mang tính giáo dục.

+ Tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các chuẩn mực ĐĐ, quy tắc, ứng xử có văn hóa, thi tìm hiểu pháp luật, các hoạt động tập thể...cho đoàn viên, học sinh.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho đoàn viên thanh niên, học sinh như: Tuyên truyền về truyền thống dân tộc, quê hương đất nước, tuyên truyền bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, tuyên truyền về các tấm gương tiêu biểu của nhà trường...

+ Tích cực tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên, học sinh thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” bằng những việc làm thiết thực và từ những việc làm nhỏ nhất là thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền lợi của người học sinh, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh...

+ Phối hợp với ban nữ công nhà trường để giáo dục nữ sinh chậm tiến. + Phối hợp với hội cha mẹ học sinh gây quỹ khuyến học.

+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức khác trong nhà trường để tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho học sinh và đánh giá kết quả rèn luyện ĐĐ của học sinh.

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch liên kết với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác để GDĐĐ cho học sinh.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban giám hiệu và Ban chấp hành Đoàn trường cần nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho HS nói riêng.

- Phụ huynh học sinh và các tổ chức Đoàn thể xã hội cùng với chính quyền địa phương cần nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với nhà trường cùng GD ĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)