Nhận thức của CBQL, GV và HS trong các trường THPT trên địa

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh (Trang 49 - 53)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS trong các trường THPT trên địa

2.2.3. Lựa chọn đối tượng khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát trên 3 trường THPT ở địa bàn thành phố Thái Nguyên đó là: THPT Thái Nguyên, THPT Gang Thép, PT Vùng Cao Việt Bắc.

Ở mỗi trường chúng tôi tiến hành khảo sát trên một số đối tượng là CBQL, GV và HS trong 3 trường nêu trên. Số lượng cụ thể thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Đối tƣợng khảo sát Đối tƣợng

Trƣờng Cán bộ quản lý Giáo viên Học sinh

THPT Thái Nguyên 2 42 82

THPT Gang Thép 3 46 86

PT Vùng Cao Việt Bắc 2 48 82

Tổng 7 136 250

2.2.4. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như quan sát, điều tra bằng anket và xử lý kết quả bằng thống kê toán học để xử lý các thông tin đang điều tra.

2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức trong các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thành phố Thái Nguyên về vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Mọi hoạt động đều chịu sự chi phối của nhận thức, nhận thức có đúng đắn, tích cực thì hoạt động mới có thể diễn ra hiệu quả. Chính vì thế để đánh giá được thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức trong các trường THPT trên

địa bàn thành phố Thái Nguyên, đề tài tiến hành khảo sát về nhận thức của CBQL, GV và HS 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (THPT Thái Nguyên, THPT Gang Thép, PT Vùng Cao Việt Bắc) về vấn đề trên.

Để khảo sát nhận thức của CBQL, GV và HS trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 1), (phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, GV và HS

trong các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về vai trò của việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng ngƣời hỏi Mức độ đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 7 7 100 0 0 0 0 Giáo viên 136 132 97 4 3 0 0 Học sinh 250 238 95,2 12 4,8 0 0 Tổng 393 377 96 16 4 0 0

Từ những số liệu thể hiện ở bảng 2.4, có thể thấy đa số CBQL, GV và HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đều đánh giá cao về mức độ quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho HS THPT. 100% CBQL, GV và HS cho rằng việc giáo dục đạo đức cho HS THPT là rất quan trọng và quan trọng. Trong đó, 96% cho rằng việc giáo dục đạo đức cho HS THPT là rất quan trọng; 4% đánh giá công tác trên là quan trọng.

100% CBQL cho rằng việc giáo dục đạo đức cho HS THPT là rất quan trọng.

97% GV cho rằng việc giáo dục đạo đức cho HS là rất quan trọng, 3% đánh giá ở mức độ quan trọng.

Với đối tượng khảo sát là HS thì 95,2% HS cho rằng việc giáo dục đạo đức là rất quan trọng và 4,8 HS cho rằng đó là một việc quan trọng.

Có thể nói đây là những nhận thức vô cùng đúng đắn và tích cực về vai trò, ý nghĩa của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Những nhận thức đúng đắn này sẽ là điều kiện thuận lợi để công tác GD ĐĐ cho HS THPT diễn ra thuận lợi hơn.

2.3.2. Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Để khảo sát nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 1,2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5: Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò

của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng ngƣời hỏi Mức độ đánh giá Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL % SL % SL % Cán bộ quản lý 7 7 100 0 0 0 0 Giáo viên 136 129 94,8 4 2,9 3 2,3 Học sinh 250 232 92,8 12 4,8 6 2,4 Tổng 393 368 93,6 16 4,1 9 2,3

Từ những số liệu thu được thể hiện ở bảng 2.5 có thể thấy phần lớn CBQL, GV và HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đều đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho HS. 93,6% tổng số đối tượng khảo sát lựa chọn mức

độ đánh giá là rất quan trọng, 4,1% lựa chọn mức độ đánh giá là quan trọng. Bên cạnh đó vẫn còn 2,3% (GV và HS) cho rằng Đoàn TNCS HCM không có vai trò gì quan trọng trong công tác GD ĐĐ cho HS THPT. Khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với 9 GV và HS cho rằng Đoàn TNCS HCM không có vai trò gì quan trọng trong công tác GD ĐĐ cho HS THPT chúng tôi nhận được đa số ý kiến cho rằng: việc giáo dục đạo đức cho HS chủ yếu là nhiệm vụ và vai trò của gia đình. Các em đến trường chủ yếu là để học kiến thức. Có thể thấy đây là những quan điểm cần sự can thiệp và điều chỉnh kịp thời bởi nhiệm vụ của quá trình giáo dục tại nhà trường là hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh cả về trí tuệ và phẩm chất đạo đức. Và các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một lực lượng có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường.

Nhìn chung đa số CBQL, GV và HS 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đều có nhận thức đúng đắn, tích cực về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác GD ĐĐ cho học sinh, thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)