8. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho HS nhằm làm phong phú, đa dạng và đổi mới linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động GD đạo đức cho HS. Giúp cho HS có hứng thú tham gia các hoạt động, không gây cảm giác nhàm chán cho HS, nâng cao chất lượng của hoạt động GD đạo đức cho HS.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Nội dung giáo dục đạo đức cho HS có thể được lồng ghép linh hoạt vào rất nhiều hoạt động trong nhà trường, cả về hoạt động dạy và học cũng như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong hoạt động dạy và học tại trường THPT, có rất nhiều môn học, nhiều nội dung bài học có thể lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh như môn văn học, môn giáo dục công dân, môn sinh học, môn lịch sử… Bên cạnh đó, về phía hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có rất nhiều nội dung, những chủ đề chủ điểm phù hợp với giáo dục đạo đức cho HS và có rất nhiều hình thức tổ chức phong phú đa dạng như: tổ chức hội thi, thành lập câu lạc bộ, tổ chức tọa đàm, tổ chức dã ngoại thực tế…
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức sinh hoạt, hoạt động Chi đoàn, Đoàn cơ sở, gắn sinh hoạt, hoạt động của Đoàn với việc chăm lo nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên thanh niên, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị là đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Tập trung đổi mới phương pháp chỉ đạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng văn bản điện tử trong công tác chỉ đạo, điều hành của hệ thống tổ chức Đoàn. Tiếp tục đổi mới phương thức phát động, triển khai và giám sát các phong trào thi đua của Đoàn.
- Chỉ đạo triển khai giảng dạy tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh, truyền thống ý thức dân tộc để học viên được tiếp thu những giá trị truyền thống của Người Việt Nam trong nếp sống, phong cách, giao tiếp ứng xử, trong giao lưu, hội nhập quốc tế...
- Tổ chức các hoạt động “Tháng Thanh niên” hằng năm tập trung vào công tác xây dựng Chi đoàn cơ sở, xây dựng văn hoá học đường, văn minh công sở và môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp”, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.
- Tổ chức các chương trình mít tinh kỷ niệm nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, quê hương. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục và huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS.
- Tổ chức thăm quan học tập, dã ngoại cho đoàn viên thanh niên tại các điểm di tích lịch sử, bảo tàng, các làng nghề truyền thống của địa phương.
- Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giáo dục tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Tết vì người nghèo”... qua đó hình thành ở các em cuộc sống có nghĩa, có tình, luôn đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tạo điều kiện để các em được rèn luyện, bộc lộ những giá trị sống của mình đã lĩnh hội được.
- Tổ chức cho HS tham gia chăm sóc các di tích lịch sử, chăm sóc nghĩa trang Liệt sỹ, trồng cây xung quanh khuôn viên của nhà trường. Qua đó giáo dục những giá trị truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, xác định được trách nhiệm học tập rèn luyện, xác định được trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông; phòng, chống ma tuý, tệ nạn xã hội; giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. Tổ chức cho HS ký cam kết thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao thông qua các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, đất nước, Bác Hồ... tạo thành sân chơi rộng rãi, bổ ích với sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục trong nhà trường.
- Phát động trong HS cuộc thi viết tiểu phẩm, sáng tác thơ ca, tranh vẽ phê bình các tệ nạn xã hội, các thói hư tật xấu trong đạo đức của HS.
- Kết hợp với Đoàn trường và gia đình GDĐĐ cho HS hư, HS cá biệt, lôi cuốn các em vào hoạt động của lớp, của Đoàn.
- Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức cho HS tham gia các hoạt động chí trị - xã hội ở địa phương như mít tinh, cổ động các ngày bầu cử, các ngày lễ hội truyền thống hay các hoạt động quyên góp nhân đạo.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để những hoạt động trên đạt hiệu quả, các nhà QLGD cần tìm hiểu, nghiên cứu chủ trương của Đảng, Đoàn, nhiệm vụ chính trị của địa phương, của nhà trường, tâm lý, nguyện vọng của HS và căn cứ vào các ngày lễ hội truyền thống để lựa chọn loại hình hoạt động thích hợp, chọn các lực lượng GD tham gia tổ chức phối hợp GDĐĐ cho HS.
Căn cứ kế hoạch chỉ đạo của Cấp uỷ, chi bộ, BGH nhà trường. Đoàn trường xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả nội dung các hoạt động trên, tạo chuyển biến tích cực rõ rệt trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của đơn vị.
Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí của nhà trường có thể huy động thêm nguồn hỗ trợ của các đơn vị kinh tế, sự nghiệp đóng trên địa bàn Thị trấn để tạo thêm nguồn kinh phí hoạt động và các điều kiện cần thiết cho các hoạt động GDĐĐ cho HS.
Trong quá trình thực hiện chương trình hoạt động phải thường xuyên hội ý ban chỉ đạo, nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề phát sinh, kiểm tra chặt chẽ, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức hoạt động, kịp thời làm công tác khen thưởng, động viên, kiểm điểm rút ra bài học kinh nghiệm.