ĐÁNH GIÁ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ ĐƠN CỦA DƯỢC SĨ MỘT SỐ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI độ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ đơn TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN địa BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 53 - 68)

NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát câu hỏi của dược sĩ về thông tin người bệnh

ST T

Tên biến

Dược sĩ có thực hiện kĩ năng hỏi

Có đơn Không đơn

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Hỏi về đối tượng dùng

thuốc

10 20 44 88

2 Hỏi tuổi người bệnh 08 16 25 50

3 Hỏi giới tính người bệnh 0 0 0 0

4 Không hỏi gì 40 80 05 01

Tổng khảo sát 50 100 50 100

Nhận xét:

- Dựa vào kết quả của bảng trên, nhận thấy câu hỏi của dược sĩ về thông tin người bệnh đối với trường hợp mua thuốc có đơn là ít hơn so với mua không đơn.

+ Với trường hợp mua thuốc có đơn, số lượng nhà thuốc hỏi về thông tin cơ bản của người bệnh như đối tượng, tuổi đều nhỏ hơn 20%. Không có nhà thuốc nào

DS hỏi về giới tính của người bệnh. Có đến 40/50 nhà thuốc không đưa ra bất cứ câu hỏi gì liên quan đến thông tin người bệnh, chiếm 80%.

+ Với trường hợp mua thuốc không đơn như tình huống đã đặt ra thì số nhà thuốc đưa ra câu hỏi về đối tượng dùng thuốc là ai là 44/50 nhà thuốc, chiếm 76% cao nhất trong 3 câu hỏi liên quan đến thông tin người bệnh. Sau khi xác định được đối tượng dùng thuốc thì chỉ có 50% DS hỏi tuổi của người bệnh. Tuy nhiên vẫn có 5/50= 01% nhà thuốc không đưa ra bất cứ câu hỏi nào cho KH.

Khảo sát cả 2 trường hợp, không trường nào DS đưa ra câu hỏi về giới tính của người dùng thuốc.

Trong quá trình khảo sát điều tra viên thấy có 07 KH mua thuốc cho đối tượng bệnh nhân là trẻ em dưới 72 tháng tuổi, các DS đều hỏi rõ về tháng tuổi, cân nặng của trẻ để đưa ra liều thích hợp.

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát câu hỏi của dược sĩ về tình trạng bệnh của người bệnh

STT Tên biến

Dược sĩ có thực hiện kỹ năng hỏi

Có đơn Không đơn

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Hỏi người bệnh đã đi

khám bệnh hay chưa. 0 0 16 32 2 Hỏi về triệu chứng bệnh của người bệnh dùng thuốc. 07 14 50 100 3 Hỏi tình trạng bệnh lý của người bệnh dùng thuốc. 10 20 35 70 4 Hỏi về tiền sử mắc bệnh và các bệnh mắc kèm. 08 16 21 42 5 Không hỏi gì 38 76 0 0

Tổng khảo sát 50 100 50 100

Nhận xét:

- Khảo sát đối với từng trường hợp:

+ Trường hợp khách hàng có đơn thì hầu như các DS đều không hỏi các câu hỏi liên quan đến bệnh mà sẽ bán luôn thuốc theo đơn. Câu hỏi về tình trạng bệnh lý của người bệnh dùng thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất là 20%. Chỉ có 8/50 (16%) DS hỏi về tiền sử mắc bệnh và các bệnh đi kèm. Do khách hàng đã đi khám bệnh, được bác sĩ thăm khám và tư vấn nên phần lớn DS không đưa ra câu hỏi liên quan đến bệnh của bệnh nhân, chiếm 76% trong tổng số các DS khảo sát.

+ Với trường hợp mua thuốc không đơn theo kịch bản đã đề ra, qua số liệu thu được, cả 50 nhà thuốc (đạt tỷ lệ 100%) đều hỏi về triệu chứng bệnh của bệnh nhân. Không có nhà thuốc nào không đưa ra bất cứ câu hỏi nào về bệnh của bệnh nhân.

+ Các câu hỏi về tình trạng bệnh chiếm 70% chủ yếu hỏi về người bệnh bị lâu chưa, đo nhiệt kế ở nhà sốt bao nhiêu độ, có đờm nhiều không, đờm màu gì. Ngoài câu hỏi về triệu chứng, tình trạng bệnh, DS khai thác cả bệnh sử và các bệnh mắc kèm như đa số hỏi người bệnh có bị viêm loét dạ dày hay không, có các bệnh về tim mạch, hen xuyễn,…

Theo kết quả thu được, đối với trường hợp người bệnh đã đi khám bệnh và mua thuốc theo đơn, DS ít đưa ra các câu hỏi mà sẽ lấy đúng thuốc như bác sĩ kê. Ngược lại với trường hợp mua thuốc không đơn DS đều khai thác kĩ các triệu chứng, tình trạng, tiền sử bệnh để đưa ra được thuốc, liều dùng hợp lý cho người bệnh.

có đơn không có đơn 0 20 40 60 80 100 120 có câu hỏi không có câu hỏi

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ dược sĩ có câu hỏi liên quan đến bệnh

Nhận xét:

- Trường hợp mua thuốc không đơn, tỷ lệ DS có câu hỏi liên quan đến bệnh của bệnh nhân là 100% cao gấp khoảng 4 lần so với trường hợp mua thuốc có đơn ( 22.4%).

- Phần lớn DS không đưa ra câu hỏi liên quan đến bệnh tình của bệnh nhân chiếm 75.6%, là một tỷ lệ khá cao.

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát câu hỏi của dược sĩ về nhu cầu mua thuốc của người bệnh

ST T

Tên biến

Có đơn Không đơn

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Hỏi bệnh nhân mua thuốc

theo đơn hay thuốc không đơn. Hỏi bệnh nhân mua hết thuốc có trong đơn hay không.

32 64 0 0

2 Hỏi về bệnh nhân muốn mua thuốc gì, nhu cầu mua thuốc của bệnh nhân là gì.

11 22 20 40

3 Hỏi về lịch sử dùng thuốc trước khi tới mua thuốc: Người bệnh trước đây đã dùng thuốc gì và hiện tại đang dùng thuốc gì.

05 10 30 60

4 Hỏi về tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh /hoặc thuốc trong cùng nhóm thuốc có trong đơn/không đơn nhưng hỏi mua

08 16 21 42

5 Hỏi về kháng sinh nào trước đây đã sử dụng mà không thấy hiệu quả

07 14 25 50

6 Không hỏi gì 35 70 15 30

Tổng khảo sát 50 100 50 100

+ Đối với trường hợp mua thuốc theo đơn thì câu hỏi DS đưa ra chiếm tỷ lệ cao nhất 64% là bệnh nhân có mua hết đơn thuốc hay không. Qua khảo sát thấy bệnh nhân mua thuốc theo đơn chủ yếu là kháng sinh để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp là nhiều nhất, sau đấy là tiêu hóa. Kháng sinh thường được lựa chọn kê đơn trong nhiễm khuẩn hô hấp là Augmentin (Amoxicillin + Acid Clavulanic), Cefuroxim. Kháng sinh thường được lựa chọn kê đơn trong điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp theo phác đồ là: PPI+ Amoxicillin + Clarithromycin. Tác dụng phụ hay được DS hỏi nhất khi dùng Augmentin là bệnh nhân có bị đi ngoài không.

+ Đối với trường hợp mua thuốc không đơn theo tình huống đã đặt ra, sau khi nghe bệnh nhân trả lời về các triệu chứng gặp phải thì chỉ có 40% DS hỏi về nhu cầu mua thuốc của bệnh nhân như muốn dùng thuốc nội hay thuốc ngoại. 42% DS hỏi người bệnh có dị ứng với thuốc gì không, khảo sát thấy rất ít DS hỏi bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nào mà chỉ hỏi chung xem bệnh nhân dị ứng với thuốc nào không. Có 50% DS hỏi về lịch sử dùng thuốc trước đây bằng câu hỏi: anh/ chị đã dùng thuốc gì chưa và chỉ có 10% trong số đó hỏi bệnh nhân dùng có thấy hiệu quả không để kê thuốc cho phù hợp. Có 30% DS không hỏi nhu cầu mua thuốc của bệnh nhân là gì, kê luôn thuốc cho bệnh nhân.

Qua khảo sát tình huống đã đặt ra, kết quả thu được từ các điều tra viên thì các DS hầu hết đều tư vấn cho bệnh nhân mua kháng sinh như Amoxicillin, Augmentin, zinnat kèm theo các thuốc trị sổ mũi ví dụ như aerius, panadon CC, Decolgen hoặc Tiffy; thuốc chống viêm loại hay được bán nhất là α- choay; long đờm như ACC, Exomic hay thuốc Mucosovan; hạ sốt dùng panadon hoặc efferalgan.

0 10 20 30 40 50 60 70 có đơn không có đơn

Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ dược sĩ có đặt ra câu hỏi liên quan tới thuốc

Nhận xét:

- Qua biểu đồ có thể thấy với trường hợp mua thuốc có đơn, DS hỏi nhiều nhất là câu hỏi về việc người bệnh có mua hết đơn hay không còn các câu hỏi khác liên quan đến nhu cầu mua thuốc DS hỏi rất ít.

- Đối với trường hợp mua không đơn thì không có sự khác biệt nhiều tỷ lệ các câu hỏi liên quan đến tác dụng phụ bệnh nhân từng gặp khi dùng kháng sinh trước đây hay kháng sinh bệnh nhân dùng trước đây không có hiệu quả đối với mua có đơn. Câu hỏi về tiền sử dị ứng thuốc cao gấp 3 lần so với trường hợp mua có đơn. Điều đó chứng tỏ khi mua không đơn, DS phải hỏi xem bệnh nhân dị ứng với loại thuốc nào thì khi kê thuốc cho bệnh nhân sẽ không gặp sai sót.

Bảng 3.5. Tỷ lệ dược sĩ bán thuốc khi có đơn và khi không có đơn STT Dược sĩ bán thuốc theo đơn Số lượng Tỷ lệ %

1 Bán theo đơn 50 100

2 Bán khi không có đơn 47 94

Tổng khảo sát 50 100

Nhận xét:

- 100% các trường hợp mua thuốc theo đơn đều được DS bán

- Trường hợp mua kháng sinh không đơn như tình huống đã đặt ra thì có 47/50 (chiếm 94%) nhà thuốc DS bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Có 01 nhà thuốc DS sau khi hỏi thăm về triệu chứng bệnh, tình trạng bệnh thì từ chối bán thuốc kháng sinh, giải thích cho bệnh nhân hiểu kháng sinh theo quy định là bán theo đơn, khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ và quay lại khi có đơn thuốc. Có 02 nhà thuốc tư vấn cho bệnh nhân nếu muốn dùng thuốc mà không phải đi khám thì chuyển sang dùng các thuốc không phải kháng sinh.

Bảng 3.6. Tiếp nhận đơn và kiểm tra đơn (nếu có đơn thuốc)

STT Tên biến Dược sĩ có thực

hiện kiểm tra đơn

Số lượng Tỷ lệ % 1 DS tiếp nhận đơn và kiểm tra đơn đã viết đúng hay

chưa (bút bi/bút mực, viết rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu).

13 26

2 DS kiểm tra xem có đúng đơn còn hạn hay không 06 12 3 Kiểm tra họ tên, địa chỉ, tuổi người bệnh (trẻ dưới

72 tháng tuổi phải có tên bố mẹ kèm tháng tuổi)

05 10

4 Kiểm tra tên đơn vị, dấu của đơn vị hoặc bác sĩ khám

03 6

cách dùng, các thuốc trong đơn rõ ràng, đầy đủ. 6 Có lời khuyên của DS cho người bệnh khi đơn

thuốc viết không rõ ràng hay không.

10 20

7 Đơn thuốc không hợp lệ, hết hạn, sai sót hoặc không nhằm mục đích chữa bệnh nhưng người bán thuốc vẫn bán.

02 4

8 Hỏi về việc đơn thuốc này bệnh nhân đã mua lần nào trước đây chưa.

13 26

9 Hỏi về hiệu quả khi dùng đơn cũ 10 20

10 Không kiểm tra đơn 0 0

Tổng khảo sát 50 100

Nhận xét:

Qua khảo sát 50 nhà thuốc, khi có đơn thuốc, tất cả các DS đều kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng, các thuốc trong đơn có được ghi đầy đủ, rõ ràng hay không. Tuy nhiên tỷ lệ DS kiểm tra đơn còn hạn hay không và kiểm tra tên, dấu của cơ sở khám bệnh lại rất thấp, chỉ có 6%. Có 10 đơn bệnh nhân không dịch được chữ bác sĩ, DS đều đọc lại đơn và hướng dẫn cho bệnh nhân, ghi lại liều dùng vào nhãn cho bệnh nhân. Trong quá trình quan sát, có 03/45 nhà thuốc có bệnh nhân mang đơn hết hạn đi mua nốt liều thuốc còn thiếu thì điều tra viên thấy có 02 nhà thuốc DS vẫn bán cho bệnh nhân. Chỉ có 13/50= 26% DS hỏi về việc bệnh nhân đã mua đơn thuốc này lần nào chưa nhưng chỉ có 10/50= 20% DS hỏi về hiệu quả của đơn cũ. Không có DS nào khi nhận đơn mà không kiểm tra đơn thuốc.

có kiểm tra đơn không kiểm tra đơn

Hình 3.3. Tỷ lệ dược sĩ có tiếp nhận và kiểm tra đơn (nếu có)

Nhận xét:

Tất cả 45 nhà thuốc đạt chuẩn GPP qua khảo sát thì 100% DS đều tiếp nhận đơn và kiểm tra đơn. 100% DS kiểm tra xem đơn thuốc có ghi đúng tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng, các thuốc trong đơn rõ ràng, đầy đủ hay không.

Bảng 3.7. Tỷ lệ dược sĩ tư vấn khi bán thuốc

ST T

Tên biến

Dược sĩ có thực hiện tư vấn Có đơn Không đơn

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 DSĐH có tư vấn các thuốc

cùng loại để người mua thuốc lựa chọn thay thế phù hợp với khả năng của mình

05 10 08 16

2 DS tư vấn trao đổi bằng lời nói cho bệnh nhân.

25 50 49 98

3 DS tư vấn trao đổi bằng cách ghi nhãn

13 26 45 90

4 DS hướng dẫn cho bệnh nhân nắm được cách sử dụng mỗi loại thuốc

- Liều dùng 1 lần/ngày - Số lần dùng trong 1 ngày - Tổng số ngày dùng thuốc - Thời điểm dùng thuốc - Chú ý khi dùng với thuốc khác

07 14 45 90

5 Trao đổi với người mua thuốc về tác dụng không mong muốn và cách xử lý

08 18 32 64

6 Tác dụng phụ của thuốc 04 8 04 8

7 Trường hợp bệnh nhân mua thuốc không đủ liều, DS có tư vấn nên mua đủ liều, hoặc bệnh nhân nên mua số liều thuốc thiếu trong thời gian

9 Tổng khảo sát 50 100 50 100

Nhận xét:

+ Trường hợp bệnh nhân mua thuốc theo đơn: có 50% DS tư vấn cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc qua lời nói bằng cách nhắc lại liều dùng, thời gian dùng thuốc bác sĩ đã ghi trong đơn cho bệnh nhân. Chỉ có khoảng 26% DS cẩn thận ghi lại liều dùng cho bệnh nhân. Trong quá trình khảo sát thấy có 05 bệnh nhân mua thuốc theo đơn nhưng muốn đổi sang thuốc cùng loại, vừa giá tiền hơn. Có 04 bệnh nhân muốn DS tư vấn có loại thuốc cùng loại nào tốt hơn thuốc bác sĩ kê hay không. Cả 09 bệnh nhân đều được DS tư vấn sang các loại thuốc phù hợp với khả năng và nhu cầu mua của mình. Có 09 bệnh nhân mua thuốc nhưng không mua đủ liều với lý do không mang đủ tiền, DS bán cho bệnh nhân theo số tiền bệnh nhân còn, tư vấn bệnh nhân quay lại mua nốt liều còn thiếu trong thời gian đơn còn hạn và nhắc nhở bệnh nhân phải uống đủ liều.

+ Trường hợp bệnh nhân mua thuốc không đơn: qua khảo sát thấy cả 50 nhà thuốc, 41 nhà thuốc đồng ý bán kháng sinh không đơn DS đều cẩn thận dặn dò bệnh nhân cách dùng, liều dùng bằng lời nói và ghi lại cách dùng, liều dùng ra nhãn cho bệnh nhân. 08 nhà thuốc tư vấn cho bệnh nhân chuyển sang một số thuốc không phải kháng sinh như: ngậm ho có Strepsils, bổ phế, bảo thanh; cảm cúm đông y có cảm xuyên hương, …Tác dụng không mong muốn DS hay tư vấn cho bệnh nhân nhất là thuốc sổ mũi hay gây buồn ngủ.

có đơn không có đơn 0 20 40 60 80 100 120 có tư vấn không tư vấn

Hình 3.4. Tỷ lệ dược sĩ có tư vấn, hướng dẫn khi bán thuốc cho bệnh nhân

Nhận xét:

Qua biểu đồ có thể thấy đối với trường hợp mua thuốc theo đơn, vẫn có 40% DS không đưa ra tư vấn cho bệnh nhân.

Đối với trường hợp mua thuốc không đơn, 45/50 nhà thuốc DS bán kháng sinh có hướng dẫn cách dùng, liều dùng cho bệnh nhân. 3 nhà thuốc DS tư vấn cho bệnh nhân dùng thuốc không phải kháng sinh và có hướng dẫn sử dụng. Nói tóm lại cả 49/50 chiếm 98% nhà thuốc DS bán thuốc đều tư vấn cho bệnh nhân.

ST T

Tên biến

Có đơn Không đơn

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Khuyên về chế độ dinh dưỡng,

sinh hoạt

15 30 32 64

2 Khuyên dùng kháng sinh đủ liều

35 70 42 84

3 Khuyên khi thay đổi thuốc phải gọi điện báo, hỏi lại bác sĩ, DS

08 16 19 38

4 Khuyên cách phòng bệnh 10 20 17 34

5 Khuyên gọi điện cho DS, bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, thắc mắc trong quá

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI độ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ đơn TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN địa BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 53 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)