Kỹ năng hỏi của dược sĩ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI độ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ đơn TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN địa BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 68 - 70)

Kỹ năng hỏi là kỹ năng đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình giao tiếp và bán thuốc cho bệnh nhân. DS có kĩ năng hỏi tốt sẽ khai thác được các thông tin quan trọng về các triệu chứng lâm sàng, có hay không các biểu hiện bất thường của người bệnh. Tuy nhiên đối tượng dùng thuốc, lứa tuổi, giới tính, bệnh sử cũng là những thông tin quan trọng mà DS cần khai thác một cách triệt để, những thông tin này quyết định việc lựa chọn đúng thuốc. Các đối tượng dùng thuốc mà DS cần lưu ý: Người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú… Đây là các đối tượng hấp thu và chuyển hóa thuốc khác với người bình thường nên việc lựa chọn và hướng dẫn sử dụng thuốc cần phải đặc biệt quan tâm.

Qua khảo sát 50 nhà thuốc đạt GPP trên địa bàn quận Hà Đông, với các câu hỏi để khai thác thông tin bệnh nhân thì trường hợp mua thuốc theo đơn các DS hầu như không hỏi nhiều, câu hỏi chiếm tỷ lệ cao nhất 20% là câu hỏi về đói tượng dùng thuốc.

ai, chiếm tỷ lệ cao nhất 88% gấp hơn 4 lần so với trường hợp mua thuốc theo đơn. Nhìn chung không có sự khác nhau về thuốc, cách dùng, liều dùng giữa hai giới vì vậy có thể thấy câu hỏi liên quan đến giới tính hầu như khi mua thuốc, các dược sĩ sẽ không hỏi.

Tương tự khi khảo sát các câu hỏi liên quan đến bệnh của người bệnh thì trường hợp mua thuốc có đơn DS hỏi rất ít, tỷ lệ cao nhất là 20% cho câu hỏi về tình trạng bệnh lý của người dùng thuốc. Ngược lại là trường hợp mua thuốc không có đơn, tình huống đặt ra là triệu chứng bệnh về cảm cúm có biểu hiện nhiễm khuẩn là bệnh DS gặp với tần suất thường xuyên. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hằng thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chỉ ra bệnh cảm cúm với các triệu chứng nhiễm khuẩn là bệnh DS gặp thường xuyên ở nhà thuốc với tỷ lệ khoảng 63%. 100% DS đều đưa ra các câu hỏi khác nhau để khai thác triệu chứng bệnh của bệnh nhân, xem bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn hay không. Có 42% DS hỏi về tiền sử và các bệnh mắc kèm như các bệnh về tim mạch, dạ dày là hay gặp nhất, cho thấy DS quan tâm đến vấn đề này, để đưa ra thuốc phù hợp ví dụ như bệnh nhân bị các bệnh về dạ dày thì không kê các thuốc chống viêm corticoid.

Đối với nhu cầu mua thuốc của bệnh nhân, trường hợp mua thuốc có đơn thì DS sẽ lấy đúng theo đơn bác sĩ kê, chỉ khi bệnh nhân yêu cầu tư vấn loại thuốc phù hợp thì DS mới đưa ra các loại thuốc có thể thay thế. Đối với thuốc kháng sinh, DSĐH được phép thay thế thuốc có trong đơn của bác sĩ sang một thuốc có thành phần và công dụng tương tự như thuốc được kê, nhưng phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân hơn. Qua khảo sát thấy bệnh nhân mua kháng sinh theo đơn chủ yếu là các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp là nhiều nhất, sau đấy là tiêu hóa. Kháng sinh thường được lựa chọn kê đơn trong nhiễm khuẩn hô hấp là Augmentin ( Amoxicillin + Acid Clavulanic) , Cefuroxim. Kháng sinh thường được lựa chọn kê đơn trong điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp theo phác đồ là: PPI+ Amoxicillin + Clarithromycin. Kết quả trên tương đồng với kết quả trong bản báo cáo của Nguyễn Văn Kính và cộng sự về phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam [17]

Trường hợp mua thuốc không đơn, câu hỏi chiếm tỷ lệ cao nhất 60% là DS hỏi về lịch sử dùng thuốc của người bệnh. Có 32% DS không đưa ra câu hỏi cho bệnh

viên thì các DS hầu hết đều tư vấn cho bệnh nhân mua kháng sinh như Amoxicillin, Augmentin, zinnat kèm theo các thuốc trị sổ mũi ví dụ như aerius, panadon CC, Decolgen hoặc Tiffy; thuốc chống viêm loại hay được bán nhất là α- choay; long đờm như ACC, Exomic hay thuốc Mucosovan; hạ sốt dùng panadon hoặc efferalgan. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thúy Hằng khảo sát về việc bán kháng sinh tại nhà thuốc GPP trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nhìn chung theo kết quả khảo sát có thể thấy đối với trường hợp mua thuốc không đơn, các DS hỏi rất kĩ về triệu chứng bệnh để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Ngược lại trường hợp mua thuốc có đơn thì DS sẽ lấy đúng đơn thuốc như bác sĩ đã kê.

4.2. Bàn luận về hành vi bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI độ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ đơn TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN địa BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 68 - 70)