Thực trạng trên thế giới

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI độ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ đơn TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN địa BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27)

Trong việc mua bán thuốc có mối quan hệ giữa thầy thuốc – dược sĩ – bệnh nhân, thầy thuốc là người kê đơn, dược sĩ là người tư vấn thuốc và bệnh nhân là người sử dụng thuốc. Từ đó, bán thuốc cho bệnh nhân chính là sự chuyển giao công nghệ sản phẩm, đó chính là tư vấn sử dụng thuốc.

Hiện nay, hoạt động bán thuốc KS mà không có đơn thuốc diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ khách hàng đến nhà thuốc mua thuốc theo đơn rất thấp (<15%). Đa số người bán thuốc đều biết rõ quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn (60%) nhưng không thực hiện một cách nghiêm túc, nhất là việc bán KS cho những khách hàng không có đơn thuốc. Việc dùng thuốc của người mua phụ thuộc rất nhiều vào người bán thuốc. Do đó, người bán thuốc có vai trò quan trọng đối với việc sử dụng thuốc tại cộng đồng.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm chăm sóc chính Jaume I, Đại học Rovira i Virgili, Tarragona, Tây Ban Nha: Tổng cộng có 197 nhà thuốc đã được khảo sát. Ba mức nhu cầu đã được sử dụng để thuyết phục các dược sĩ bán một loại KS mà không có đơn của bác sĩ: viêm họng, viêm phế quản cấp tính và nhiễm trùng đường tiết niệu. Có 108 nhà thuốc không bán thuốc KS, trong đó 57 nhà thuốc (chiếm 52,8%) giải thích rằng họ không được phép bán qua quầy vì lý do chăm sóc sức khỏe hoặc để tránh kháng KS.55/69 nhà thuốc bán KS khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu (chiếm 79,7%), 24/69 nhà thuốc bán KS khi bị viêm họng (chiếm 34,8%) và 10/59 nhà thuốc khi viêm phế quản cấp tính (chiếm 16,9%) ( P <.001). [19]

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI độ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ đơn TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN địa BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 27)