Kỹ năng đưa ra lời khuyên sau khi bán thuốc

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI độ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ đơn TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN địa BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 72 - 78)

Kỹ năng khuyên đòi hỏi DS phải có kiến thức chuyên môn sâu về bệnh và nắm chắc các thông tin liên quan đến thuốc, bệnh để có thể đưa ra những lời khuyên chính xác trong việc lựa chọn, sử dụng thuốc hay chế độ sinh hoạt của người bệnh.

Cả 2 trường hợp bệnh nhân mua có đơn hay không, DS đều khuyên bệnh nhân phải uống đủ liều kháng sinh đã được kê tỷ lệ lần lượt là 70% và 84%. Do thực trạng hiện nay ở nước ta, người bệnh thường uống thuốc đến khi cảm thấy cơ thể mình đã khỏe là dừng lại, không uống nốt liều đủ như được kê. Chính tình trạng đó đã dẫn đến việc nhờn thuốc, kháng kháng sinh xảy ra ngày càng cao. Vì vậy DS luôn khuyên bệnh nhân uống đủ liều được kê dù đã cảm thấy cơ thể khỏe như bình thường.

Theo kết quả, DS khuyên về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nhiều hơn là DS khuyên về cách phòng bệnh. Do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt dễ thay đổi, dễ kiểm soát hơn và người bệnh chủ động thực hiện được hơn so với cách phòng bệnh thường phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh.

Theo kết quả khảo sát, DS ít khuyên người bệnh khi thay đổi thuốc phải hỏi lại bác sĩ , dược sĩ ( < 20%) vì người bệnh ở Việt Nam thường không có thói quen thay đổi thuốc khi đã được bác sĩ, dược sĩ kê. Người bệnh chỉ muốn thay đổi thuốc khi tiền thuốc vượt quá khả năng chi trả, hoặc người bệnh gặp các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc. Vì vậy đối với trường hợp không đơn, DS kê thuốc phù hợp cho bệnh nhân và luôn khuyên bệnh nhân nếu gặp các tác dụng không mong muốn thì báo lại DS để xử lý, còn với trường hợp mua thuốc có đơn, bệnh nhân đã được bác sĩ khám, tư vấn nên dược sĩ ít đưa ra lời khuyên hơn.

KẾT LUẬN

* Đánh giá về thái độ bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Thái độ của dược sĩ

Qua khảo sát, dược sĩ có thái độ hòa nhã, lịch sự, nhiệt tình với bệnh nhân chiếm tỷ lệ rất cao, đều trên 90%. Chỉ có khoảng mấy % rất nhỏ dược sĩ chưa thực sự có thái độ tích cực với khách hàng.

Kỹ năng hỏi của dược sĩ

Theo kết quả thu được, số lượng câu hỏi của dược sĩ đối với trường hợp mua thuốc có đơn thấp hơn nhiều so với trường hợp mua thuốc không đơn.

Trường hợp mua thuốc có đơn tỷ lệ các câu hỏi rất thấp, câu hỏi chiếm tỷ lệ cao nhất là câu hỏi về khách hàng có mua hết đơn thuốc hay không. Các câu hỏi về thông tin của người bệnh như đối tượng, tuổi đều có sẵn trong đơn nên tỷ lệ hỏi rất thấp (< 20%). Do người bệnh đã đi khám và được bác sĩ khai thác các thông tin về bệnh nên dược sĩ hầu như không hỏi lại bệnh nhân ( tỷ lệ đều < 20%). Đơn do bác sĩ kê nên gần như tất cả các DS trong khảo sát đều không đưa ra các câu hỏi về nhu cầu mua thuốc cảu bệnh nhân là gì, tỷ lệ hỏi rất thấp, đều dưới 20%.

Trường hợp mua thuốc không đơn, câu hỏi đối tượng dùng thuốc là aihỏi về triệu chứng bệnh của bệnh nhân là những câu hỏi đầu tiên giúp dược sĩ xác định đối tượng dùng, bệnh tình và hướng điều trị phù hợp. Tất cả 100% DS đưa ra các câu hỏi khác nhau để hỏi về triệu chứng bệnh. Câu hỏi về tình trạng bệnh lý và tiền sử bệnh hoặc các bệnh mắc kèm đạt tỷ lệ khá cao ( lần lượt là 70% và 42%). Sau khi khai thác về bệnh, chỉ có khoảng 40% DS đưa ra các câu hỏi về nhu cầu mua thuốc của bệnh nhân. Chỉ có khoảng 42% DS quan tâm đến bệnh nhân bị dị ứng với thuốc nào hay không. Do trường hợp mua thuốc không đơn được đặt ra là tình huống DS hay gặp phải nhất, người bệnh cũng rất ít đi khám bệnh tại bệnh viện khi gặp các triệu chứng này nên có đến 30% DS kê thuốc cho bệnh nhân luôn mà không hỏi gì về nhu cầu mua thuốc.

* Đánh giá về hành vi bán thuốc kê đơn của dược sĩ một số nhà thuốc trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Kiểm tra đơn

Tỷ lệ cao DS vẫn đồng ý bán kháng sinh không đơn cho bệnh nhân, chiếm 94%. Kháng sinh bán phổ biến nhất là Amoxicillin, Augmentin, zinnat.

Trường hợp mua kháng sinh có đơn, 100% DS kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, điều này vừa giúp DS kiểm tra xem đơn kê đúng thuốc, cách dùng thuốc chưa, vừa giúp DS lấy đúng thuốc theo đơn đã kê. Tỷ lệ rất thấp DS kiểm tra xem đơn còn hạn hay không, dấu của cơ sở khám ( dưới 10%) cho thấy DS chưa chú trọng nội dung này, cho rằng bệnh nhân cần mua thuốc ngay sau khi khám nên không kiểm tra đơn còn hạn không. Vẫn còn tình trạng DS vẫn đồng ý bán thuốc cho bệnh nhân khi đơn đã hết hạn ( 4% ).

Kỹ năng tư vấn

Đối với trường hợp mua có đơn, chỉ có khoảng 14% DS hướng dẫn lại cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc bằng cách chỉ thuốc, nói liều dùng để bệnh nhân ghi nhớ thuốc nào uống như nào, Chỉ có 14% DS cẩn thận hơn là ghi cách dùng, liều dùng vào nhãn từng loại thuốc. Nội dung tư vấn về tác dụng không mong muốn và cách xử lý chưa thật sự quan tâm, chỉ có 18% bệnh nhân được tư vấn về các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra và hướng xử lý như nào. 09 trường hợp muốn thay đổi thuốc trong đơn phù hợp với nhu cầu của mình thì đều được DS tư vấn và đổi thuốc khi bệnh nhân đồng ý đổi.

Đối với trường hợp mua không có đơn, 47 nhà thuốc DS bán cho bệnh nhân bao gồm 44 DS đồng ý bán kháng sinh và 3 DS bán thuốc không phải kháng sinh đều hướng dẫn cho bệnh nhân cách dùng bằng lời nói và bằng cả cách ghi vào nhãn ( tỷ lệ 98%). Có 64% DS đề cập đến tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân, đa số là tư vấn thuốc sổ mũi này hơi gây buồn ngủ.

Kỹ năng khuyên

Cả 2 trường hợp, kỹ năng khuyên được chú trọng nhất là khuyên dùng thuốc đủ liều, 70% đối với trường hợp có đơn và 84% đối với trường hợp không có đơn. Trường hợp mua thuốc theo đơn, chỉ có 1/3 ( 30%) DS đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Các lời khuyên về cách phòng bệnh, thay đổi thuốc phải gọi báo bác sĩ hoặc dược sĩ và khuyên gọi điện khi thấy triệu chứng bất thường hay thắc mắc khi sử dụng đều chiếm tỷ lệ thấp ( lần lượt là 20%, 16% và 10%).

Trường hợp mua thuốc không có đơn, DS đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng sinh hoạt cao gấp 3.2 lần so với lời khuyên về các phòng bệnh ( 64%: 20% = 3.2). Có 38% DS đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân khi thay đổi thuốc thì báo lại cho DS tuy nhiên chỉ có 18% DS khuyên bệnh nhân nếu có triệu chứng bất thường hay thắc mắc trong khi sử dụng thuốc báo lại cho DS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Cổng giao tiếp điện tử UBND Thành phố Hà Nội (2018), "https://hanoi.gov.vn", 24 August 2018.

2. Th.S Lê Công Minh (2018), "Bài giảng "Hành vi và thay đổi hành vi"," Khoa Giáo dục và nâng cao sức khỏe, Viện Vệ sinh - Y tế công cộng TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh.

3. Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn (2018), "Đề tài "Nghiên cứu kiến thức, thái độ về bán thuốc kê đơn của nhân viên nhà thuốc, quầy thuốc tại thành phố Bắc Kạn năm 2018”".

4. BYT (2008), Công văn số 1517/2008/BYT-KCB về việc "Hướng dẫn thực hiện quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú”, ban hành ngày 6 tháng 3 năm 2008.

5. BYT (2008), Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT về việc ban hành "Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú", ban hành ngày 01/02/2008.

6. BYT (2003), Quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ban hành “Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn”, ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2003.

7. BYT (2016), Thông tư số 05/2016/TT-BYT “Về việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú", ban hành ngày 29 tháng 2 năm 2016.

8. BYT (2018), Thông tư số 01/2018/TT-BYT về "Ghi nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc", ban hành ngày 18/01/2018. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. BYT (2007), Quyết định số 11/2007/ QĐ-BYT về việc ban hành "Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc", ban hành ngày 24/01/2007.

10. BYT(2018), Thông tư số 02/2018/TT-BYT, “Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”, ban hành ngày 22/01/2018.

17. BYT (1999), Quyết định số 2397/1999/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định Đạo đức hành nghề dược”.

12. Quốc hội (2005), Luật dược số 34/2005/QH, ban hành ngày 14/06/2015.

13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 176/2013/NĐ-CP “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế”, ngày 14/11/2013 do Chính phủ ban hành.

14. Nguyễn Thanh Bình, Lê Viết Hùng(2011), “Kỹ năng giao tiếp và thực hành tốt nhà thuốc”, NXB Giáo dục Việt Nam.

15. Nguyễn Thị Kim Anh (2019), Khóa luận Tốt nghiệp Dược sĩ “Đánh giá kỹ năng tư vấn và Bán hàng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid (Nsaids) tại một số nhà thuốc trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội năm 2019”,

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

16. Trần Thị Ngọc Anh(2004), “Tài liệu hướng dẫn thực hành tốt nhà thuốc hướng tới đạt tiêu chuẩn GPP”, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Kính và Nhóm nghiên cứu Quốc gia của GARP Việt Nam

(2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam, 2010.

Tài liệu tiếng Anh

19. C. J. Llor C1 (2009), "The sale of antibiotics without prescription in pharmacies in Catalonia, Spain," Clin Infect Dis.

20. FIP (1993). “Joint FIP/WHO guidelines on good pharmacy practice: standards for quaility of pharmacy services”.

21. Gumucio SYBILLE, Merica MELODY, et al. (2011), “The KAP survey model”, Retrieved September, pp. 2014.

22. Nitecki, D. A. and Hernon, P. (2000), “Measuring service quality at yale university librarie”, The Journal of Academic Librarianship.

23. Aderson C.Bates, I.Beck and et al. (2009), “The WHO UNESCO FIP Pharmacy Education Taskforce”, Human Resources for Health.

24. G.Parthasarathi, Karin Nyfort-Hansen, Milap C.Nabata (2004), “A textbook of Clinical Pharmacy Practice: Essential Concepts and Skills”, Orient Longman Private Limited.

25. McMillan Sara S, Wheeler Amanda J, et al. (2013), “Community pharmacy in Australia: a health hub destination of the future”, Research in social and Administrative Pharmacy, pp.863 – 875.

26. Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014), “A Guide to management of common illnesses 7th”, Symptoms in the pharmacy.

27. Phillip Kotler (2001), “Marketing management”, Pearson Education Canada.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THÁI độ VÀ HÀNH VI BÁN THUỐC KÊ đơn TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN địa BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 72 - 78)