Các chỉ số đánh giá thực trạng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 31 - 36)

I. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC CÁC CẤP CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

1. Giáo dục mầm non

2.2 Các chỉ số đánh giá thực trạng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc

Như vậy, ở miền núi có tới 1/3 trẻ em không học hết lớp 5 và 70% số học sinh bỏ học là trẻ em gái.

Nghiên cứu còn cho thấy, nghèo đói vẫn là rào cản chính để trẻ em gái dân tộc thiểu số chưa được hưởng một nền giáo dục có chất lượng. Các em có thể bị đói ăn, suy dinh dưỡng trước và ngay cả trong khi đi học, không đủ tiền để mua đồ dùng học tập, áo quần và thức ăn, và thường bị áp lực phải bỏ học để chăm sóc cho người thân, hay giúp đỡ cha mẹ về kinh tế.

Bên cạnh rào cản nghèo đói, chất lượng dạy và học chưa đạt yêu cầu tại các địa phương cũng là rào cản đáng kể. Giáo viên thường chỉ dạy bằng tiếng Việt và chỉ dành một số ít thời gian dạy bằng tiếng mẹ đẻ, phương pháp giảng dạy nặng về thuyết trình. Các em gái do ít tiếp xúc xã hội nên việc tiếp thu bài bằng tiếng Việt không tốt, dẫn tới không hiểu bài rồi chán và bỏ học. Trường học xa nhà, đi học quá vất vả, các gia đình cũng chưa có nhận thức đầy đủ lợi ích của giáo dục.

2.2 Các chỉ số đánh giá thực trạng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc núi phía Bắc

2.2.1. Tỷ lệ tuyển mới và nhập học vào cấp tiểu học phân theo vùng

a. Tỷ lệ tuyển mới thô

Tỷ lệ tuyển mới thô vào cấp tiểu học (lớp 1) cho biết kết quả sự huy động trẻ em trong độ tuổi tiểu học vào lớp 1 và khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục tiểu học trước nhu cầu học tập của trẻ em. Việc huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường được quan tâm đúng mức để mọi trẻ em trong độ tuổi đều được tạo cơ hội đến trường.

Mấy năm qua tỉ lệ tuyển mới thô vào tiểu học (lớp 1) trong cả nước nhìn chung lớn hơn 100%, đặc biệt là tại khu vực miền núi phía Bắc, tỉ lệ này vượt xa hơn nhiều so với tỉ lệ chung của cả nước, điều đó cho thấy còn nhiều trẻ em 7 tuổi, 8 tuổi, thậm chí là 9 tuổi, 10 tuổi mới được học lớp 1.

Nguyên nhân của tình trạng này là do các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc cho con em đi học đúng độ tuổi, nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục của người dân tại khu vực miền núi phía Bắc chưa cao, do đó dẫn đến tình trạng trẻ em không được đi học đúng độ tuổi, nhất là trẻ em nghèo, việc học đối với các em chỉ là phụ, do nhà nghèo, kinh tế gia đình khó khăn nên các em phải ở nhà làm việc để phụ giúp kinh tế cho gia đình.

Bảng 6: Tỷ lệ tuyển mới thô ở cấp tiểu học năm 2005, phân theo vùng Tỷ lệ tuyển mới thô ở cấp tiểu học, %

Nam Nữ Tổng số Cả nước 101 104 102 Đồng bằng sông Hồng 95 97 96 Đông Bắc 97 93 95 Tây Bắc 112 111 112 Bắc Trung Bộ 91 94 93

Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục Thống

Qua số liệu trong bảng 6 ta có thể thấy sự không đồng đều về tỉ lệ tuyển mới thô vào lớp 1 giữa vùng miền núi phía Bắc so với các vùng miền lân cận trong cả nước, rõ ràng vẫn còn một sự chênh lệch rất lớn, điều này phản ánh một thực trạng rằng công tác tiếp cận giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều khó khăn cần phải giải quyết, nhất là đối với các trẻ em nghèo dân tộc thiểu số.

b. Tỷ lệ nhập học thô

Nhìn chung tỷ lệ nhập học thô trên quy mô Quốc gia giữ ở mức khá ổn định. Tỷ lệ nhập học thô cho thấy sự phát triển bền vững của giáo dục tiểu học, thực sự đã đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, mặc dù ở một số vùng khó khăn vẫn còn một số những bất cập nhất định, nhất là tại khu vực miền núi phía Bắc- nơi có nhiều trẻ em nghèo dân tộc sinh sống đang trong độ tuổi đến trường.

Bảng 7: Tỷ lệ nhập học thô cấp tiểu học phân theo vùng năm 2005 Nam Nữ Tổng số Cả nước 99 98 99 Đồng bằng sông Hồng 94 95 94 Đông Bắc 100 94 97 Tây Bắc 115 99 107 Bắc Trung Bộ 89 92 91

Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục thống kê

Qua dữ liệu của bảng 7 cho thấy có sự không đồng đều giữa các vùng, khu vực miền núi phía Bắc vẫn là khu vực có tỷ lệ nhập học thô cao đáng lưu tâm, điều này cho thấy sự phát triển của giáo dục tiểu học tại nơi đây chưa vững chắc, vẫn còn rất nhiều việc cần phải giải quyết sao cho hoàn thiện và củng cố được công tác tiếp cận giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc, mà đối tượng cần chú ý đầu tiên chính là các trẻ em nghèo tại nơi này.

2.2.2. Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học

Do có những khó khăn về địa lý, về ngôn ngữ, về chậm phát triển kinh tế xã hội nên việc học tập của trẻ em các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc thường gặp nhiều khó khăn.

Những năm vừa qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo cơ hội cho các em học sinh dân tộc thiểu số đến trường. Do sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của các địa phương, nên đã mang lại những kết quả bước đầu. Tỉ lệ số học sinh dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc nhập học tăng dần hàng năm so với tổng số học sinh cấp tiểu học. Tỉ lệ này được ổn định và duy trì từ 17,5% đến 18,4%. (bảng 8)

Kết quả này chứng tỏ các chế độ chính sách ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy tác dụng. Nhà nước đã có những chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là cơ hội để từng bước thu hẹp khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số với vùng phát triển thuận lợi. Ở vùng miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, việc huy động học sinh dân tộc thiểu số đến trường vẫn

đạt tỷ lệ cao.

2.2.3. Tỷ lệ lưu ban theo lớp ở cấp tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc

Tỷ lệ lưu ban theo lớp cho biết khả năng thực hiện thành công chính sách phổ cập giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc, đồng thời phản ánh có tính biểu kiến chất lượng dạy- học tại nơi này.

Bảng 8: Tỷ lệ lưu ban theo lớp cấp tiểu học ở các vùng (%)

ĐBSH Đông Bắc Tây Bắc BTB 2003-2004 Lớp 1 0,57 2,63 3,24 1,04 Lớp 2 0,13 1,03 1,53 0,38 Lớp 3 0,08 0,59 1,08 0,23 Lớp 4 0,04 0,34 0,68 0,17 Lớp 5 0,02 0,06 0,08 0,11 Toàn cấp 0,15 0,87 1,32 0,35

Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục thống kê

Tỷ lệ lưu ban theo lớp ở các vùng có sự khác nhau rõ rệt, phản anh trình độ phát triển giáo dục của mỗi vùng

Bảng 8 cho thấy sự khác biệt giữa các vùng trong tỷ lệ lưu ban theo lớp, theo đó, vùng miền núi phía Bắc vẫn là vùng có tỷ lệ lưu ban theo lớp cao nhất, điều này cũng phản ánh đúng trình độ phát triển giáo dục tại nơi đây. Một lần nữa bài toán giáo dục tiểu học lại được đặt ra, làm thế nào để có thể tiếp cận được giáo dục tiểu học cho trẻ em dân tộc thiểu số và làm thế nào để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nơi đây.

2.2.4. Tỷ lệ học sinh học đến lớp cuối cấp của tiểu học phân theo vùng

Tỷ lệ duy trì học sinh học đến lớp 5 cho biết kết quả thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc thông qua việc lưu giữ trẻ em trong độ tuổi đi học ở nhà trường, và cũng có thể so sánh và đối chiếu được với các vùng miền khác để qua đó nhận thấy được sự khác biệt và chất lượng của công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục nơi đây

Bảng 9: Tỷ lệ học sinh học đến lớp cuối cấp của tiểu học phân theo vùng Năm 2002 2003 2004 2005 Cả nước 82,01 84,13 86,11 88,25 Đồng bằng sông Hồng 97,35 97,74 98,29 98,74 Đông Bắc 75,93 79,71 80,61 83,52 Tây Bắc 62,96 66,35 75,04 79,31 Bắc Trung Bộ 91,68 92,51 94,81 96,77

Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rõ thực trạng của công tác giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc là rất đáng lo ngại, tỷ lệ học đến lớp 5 thấp hơn hẳn các vùng miền khác, điều này phản ánh một thực trạng là học sinh bỏ học giữa chừng, không theo đến lớp cuối cấp, mà nguyên nhân chính là phải ở nhà phụ giúp cho kinh tế gia đình. Rõ ràng công tác tuyên truyền giáo dục tại nơi đây còn nhiều hạn chế cần giải quyết.

2.2.5. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cấp tiểu học

Trong những năm vừa qua có thể khẳng định sự nỗ lực của các địa phương về thực hiện chủ trương “Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tiểu học”, coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học

Bảng 10: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tiểu học

2002 2003 2004 2005 Cả nước 88% 92% 94% 95% Đồng bằng sông Hồng 97% 99% 98% 96% Đông Bắc 92% 91% 96% 96% Tây Bắc 89% 99% 93% 100% Bắc Trung Bộ 88% 96% 98% 98%

Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo

Bảng 10 có thể cho chúng ta thấy rõ tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc đang ngày càng tăng lên, và có những tiến bộ rất

lớn, từ 89% năm 2002, đến năm 2005 đã tăng lên xấp xỉ gần 100%. Điều này chứng tỏ sự quan tâm thích đáng của ngành trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng khác có điều kiện thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w