III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
2. Giải pháp tiếp cận giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học cơ sở) cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc.
2.3 Phát triển đội ngũ quản lý giáo dục
- Các cán bộ quản lý giáo dục hầu hết trưởng thành từ giáo viên, vì vậy họ có ít kinh nghiệm về quản lý, họ cần được bồi dưỡng, được hỗ trợ để phát triển năng lực, trong đó kỹ năng lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch là một trong những kỹ năng cần phải có mà cụ thể ở đây là việc thực hiện tốt công tác tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo khu vực miền núi phía Bắc tại các cấp học tiểu học và trung học cơ sở.
- Do đó, trong những năm tới phải coi việc đổi mới công tác quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, vì vậy phải có biện pháp tích cực và bước đi cụ thể đối với công việc quan trọng này.
- Cần phải đổi mới đồng bộ về nội dung, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, về tư duy quản lý giáo dục, về công tác đánh giá, về công tác thiết bị dạy học, chương trình giáo dục phổ thông tại khu vực miền núi phía Bắc theo chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.
- Cần lập cơ quan quản lý ở Bộ vừa có chức năng nghiên cứu giáo dục dân tộc tại khu vực miền núi phía Bắc, vừa có chức năng tham mưu, chỉ đạo hoạt động giáo dục tại khu vực.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, chuyên gia giáo dục là nhân tố quyết định sự thành công của công tác tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại nơi đây, do đó phải bồi dưỡng và đổi mới công tác quản lý giáo dục như là một yêu cầu cấp thiết. Từ đó có những phương pháp thực hiện tăng
cường khả năng tiếp cận giáo dục một cách có hiệu quả như việc huy động trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ra lớp, số học sinh bỏ học được huy động lại trường để tái hòa nhập, các giải pháp nâng cao chất lượng công tác dạy – học, phát triển cơ sở vật chất phục vụ giáo dục ...