Giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 36 - 40)

I. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC CÁC CẤP CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

3. Giáo dục trung học cơ sở

3.1 Tổng quan về cấp giáo dục trung học cơ sở tại miền núi phía Bắc những năm qua những năm qua

Như chúng ta đã biết, những năm qua, tình hình phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho các tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Mạng lưới trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất trường học được tăng cường, thu hút đại bộ phận trẻ em có nhu cầu đi học được đến trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại trong công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại vùng núi phía Bắc. Điển hình trong đó là tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học giữa chừng.

- Tình trạng lưu ban, bỏ học ở các vùng núi phía bắc vẫn là hiện tượng phổ biến. Tỷ lệ học sinh bỏ học, theo nguồn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2005-2006: Đông Bắc (5,1%), Tây Bắc (7,1%), do vậy hiệu quả giáo dục ở những vùng này cũng thấp nhất cả nước. Việc bỏ học nhiều dẫn tới tình trạng không học hết cấp học, huy động đi học lại khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc huy động trẻ em nghèo ra lớp. Nguyên nhân lưu ban bỏ học cao thường rất đa dạng, nhưng chủ yếu do học sinh học yếu, kém, không theo được chương trình; do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, các em phải nghỉ học giúp gia đình lao động sản xuất; do đường tới trường xa.

- Số năm trung bình hoàn thành cấp học cho thấy số năm trung bình hoàn thành cấp học của học sinh cả nước là 4,92 năm với trung học cơ sở.

Con số tương ứng của Tây Bắc là 6,55. Về mặt kinh tế giáo dục, đây là sự lãng phí lớn khi về mặt phát triển thì đây là khu vực nghèo và gây cản trở cho việc nhập học của học sinh nghèo vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc khi cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn và chỗ học còn thiếu.

- Về cơ bản, số lượng giáo viên trung học cơ sở đã đủ theo nhu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên thường xuyên thay đổi, thiếu các điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học. Mặt khác, nếu xem xét số liệu theo từng vùng thì những vùng khó khăn nhất vẫn là những nơi có tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn thấp nhất (năm học 2006-2007 Tây Bắc đạt 93,5%; Đông Bắc đạt 94,3%). Một số giáo viên người Kinh được cử lên công tác chưa yên tâm với công việc, nhất là số giáo viên công tác ở vùng cao, vùng khó khăn.

3.2 Các chỉ số đánh giá thực trạng giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc miền núi phía Bắc

3.2.1. Tỷ lệ tuyển mới và nhập học vào cấp trung học cơ sở

a. Tỷ lệ tuyển mới thô

Tỷ lệ tuyển mới thô vào trung học cơ sở phản ánh khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục trung học cơ sở trước nhu cầu học trung học cơ sở của trẻ em vùng miền núi phía Bắc. Tại khu vực miền núi phía Bắc, năm học 2005-2006 tỷ lệ này đã được tăng lên đáng kể và xấp xỉ so với các vùng miền xung quanh có điều kiện thuận lợi hơn, thâm chí ở vùng Đông Bắc, tỷ lệ này còn cao hơn so với các tỉnh khác là Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Bảng 11: Tỷ lệ tuyển mới thô vào lớp 6 ở các vùng ( năm học 2005-2006)

ĐB sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ

Tổng số học sinh lớp 6 307.477 197.602 55.477 249.988

Tổng số trẻ 11 tuổi 344.469 209.505 62.253 273.956

Tỉ lệ (%) 89,26 94,31 89,11 91,25

Tuy nhiên bên cạnh tỷ lệ đạt được rất đáng khích lệ thì bên cạnh đó là vẫn còn nhiều trẻ em tại khu vực miền núi phía Bắc trong độ tuổi học lớp 6, thậm chí trong các độ tuổi 12,13 còn chưa đến trường trung học cơ sở, mặc dù đã hoàn thành cấp tiểu học.

b. Tỷ lệ nhập học thô

Tỷ lệ nhập học thô cấp trung học cơ sở là một thước đo quan trọng trong việc xác định năng lực phục vụ của hệ thống các trường trung học cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu học trung học cơ sở của trẻ em vùng núi phía Bắc và đánh giá sơ bộ khả năng đạt mục tiêu phổ cập trung học cơ sở tại nơi đây.

Bảng 12: Tỷ lệ nhập học thô cấp trung học cơ sở ở các vùng năm 2005 (%)

Nam Nữ Tổng số Cả nước 89,53 85,42 87,51 Đồng bằng sông Hồng 87,41 88,03 87,71 Đông Bắc 97,27 86,87 92,02 Tây Bắc 81,66 66,95 74,51 Bắc trung bộ 92,21 91,61 91,91

Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục thống kê

Nhìn chung thì tỷ lệ nhập học thô cấp trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc có một khoảng cách rất lớn so với mặt bằng chung của cả nước. Điều này phản ánh một thực trạng rất đáng lo ngại trong công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại khu vực này. Thêm vào đó là vấn đề bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục tại khu vực miền núi phía Bắc còn nhiều nan giải cần được giải quyết.

3.2.2. Tỷ lệ trẻ em nghèo dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở

Tỷ lệ số học sinh nghèo vùng dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi phía Bắc nhập học tăng dần hàng năm so với tổng số học sinh cấp trung học cơ sở. Tỷ lệ này được ổn định và duy trì từ 12,2% đến 14,2%, cao hơn so với tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số trong tổng dân số của Việt Nam. Nhưng nếu so sánh với tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học thì tỷ lệ này thấp hơn trung bình 4%. Điều

này phản ánh sự hạn chế về khả năng kinh tế, về việc các em học sinh trung học cơ sở đã lớn, sớm phải giúp đỡ kinh tế cho gia đình.

Đó cũng là lý do của việc bỏ học giữa chừng của trẻ em nơi đây khi bước vào cấp học trung học cơ sở. Rõ ràng công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc gặp phải không ít khó khăn.

3.2.3. Tỷ lệ duy trì đến lớp 9 cấp trung học cơ sở

Tỷ lệ suy trì học sinh đến lớp 9 cho biết khả năng phổ cập giáo dục trung học cơ sở thông qua việc lưu giữ trẻ em trong độ tuổi tiếp tục học tập trong nhà trường. Bảng 13: Tỷ lệ suy trì đến lớp 9 tại các vùng Năm ĐB sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ 2002-2003 (lớp 6) 378.592 228.784 54.007 289.529 2005-2006 (lớp 9) 352.051 196.434 44.280 260.911 Tỉ lệ % 92,98 85,86 81,98 90,11

Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo

Tỷ lệ duy trì đến lớp 9 các vùng tuy khá cao nhưng còn nhiều chênh lệch, nhất là khu vực miền núi phía Bắc so với các vùng khác. So với bình quân chung của cả nước là 83,29% thì khu vực Tây Bắc-nơi tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc và là nơi tập trung nhiều trẻ em nghèo còn thấp hơn 1,38%, trong khi đó các vùng khác nhìn chung đều cao hơn so với mức bình quân chung. Thực tế cho thấy tỷ lệ lưu ban, tỷ lệ bỏ học của vùng này cao hơn hẳn so với các vùng khác. Bởi vậy, tỷ lệ suy trì đến lớp 9 thấp là một điều tất yếu. Và trong những năm sắp tới, việc chống lưu ban, bỏ học, huy động học sinh bỏ học tái hòa nhập để duy trì học sinh học hết 4 lớp trung học cơ sở của khu vực miền núi phía Bắc là vấn đề ưu tiên giải quyết hàng đầu trong công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3.2.4. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cấp trung học cơ sở

Trong những năm vừa qua, có thể khẳng định sự nỗ lực của các địa phương tại khu vực miền núi phía Bắc trong việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên

trung học cơ sở.

Bảng 14: Phần trăm giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn đào tạo

2002 2003 2004 2005 Cả nước 94,0% 95.0% 97,0% 97,6% Đồng bằng sông Hồng 97,1% 98,0% 97,5% 95,4% Đông Bắc 91,0% 87,9% 95,6% 97,8% Tây Bắc 99,2% 95,6% 96,4% 95,9% Bắc trung bộ 93,0% 97,4% 98,3% 98,4%

Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo

Tại đây, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đã có sự tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm thích đáng của ngành trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở tại vùng khó khăn như miền núi phía Bắc, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng thuận lợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w