PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 55 - 59)

DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

1.1 Thực hiện tốt công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục cho trẻ em nghèo

- Phát triển ngành học mầm non trên địa bàn vùng, xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên mầm non đủ về số lượng, chuẩn về trình độ, phấn đấu mục tiêu không còn xã trắng, bản trắng về giáo dục mầm non.

- Duy trì, củng cố và giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học – xóa mù chữ, mở các lớp sau xóa mù, không để mất chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và tái mù chữ trở lại

- Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi từ 15-18 tuổi ra lớp học trung học cơ sở. Duy trì số lượng học sinh, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Tổ chức dạy học bổ túc văn hóa trung học cơ sở và trung học phổ thông cho học sinh không đủ điều kiện học phổ thông cho mọi đối tượng. Đẩy nhanh tiến độ phổ cập trung học cơ sở và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010

1.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo

- Bổ sung và hoàn thiện các loại hình giáo viên còn thiếu ở các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở về các bộ môn như: mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, tin học, ngoại ngữ

- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trên các mặt chuyên môn và chính trị tư tưởng.

- Hình thành được hệ thống trường chuẩn quốc gia ở bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường trọng điểm ở bậc trung học phổ thông.

- Tập trung chỉ đạo việc thay sách giáo khoa theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.3 Đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành kế hoạch kiên cố hóa trường lớp

- Tổ chức giám sát để các trường xây dựng có chất lượng, đảm bảo đủ khuôn viên, tăng cường thiết bị dạy học theo chuẩn quốc gia và từng bước hiện đại hóa nhà trường

trú dân nuôi, tư thục, dân lập để tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh trong việc đến trường đến lớp ở những vùng có điều kiện địa lý-kinh tế khó khăn. Đảm bảo việc học tập tốt cho các em tại các cấp giáo dục

1.4 Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ

- Đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn tại khu vực miền núi phía Bắc thực hiện kịp thời chế độ chính sách học bổng cho học sinh ko đủ điều kiện đến trường, học sinh nghèo. Có chính sách thu hút, động viên khuyến khích giáo viên lên công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

1.5 Chấn chỉnh tăng cường nền nếp, kỷ cương bổ sung cán bộ quản lý

- Cần có giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất năng lực, hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục cấp cơ sở.

2. Phương hướng tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo nghèo

2.1 Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo tại khu vực miền núi phía Bắc miền núi phía Bắc

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Coi phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo tại khu vực miền núi phía Bắc là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo tại vùng. Rà soát lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục – đào tạo sao cho phù hợp với đặc điểm khu vực miền núi phía Bắc.

- Tăng cường công tác kế hoạch và điều tiết quy mô, cơ cấu đào tạo đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực. Duy trì các trường phổ thông cơ sở ở những xã đặc biệt khó khăn chưa đủ điều kiện về lực lượng giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp.

- Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giáo dục của các cấp chính quyền và của ngành giáo dục phân công, phân cấp rõ ràng, đẩy mạnh phân cấp quản lý cho cơ sở.

2.2 Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng

- Bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý và có giải pháp đào tạo cán bộ giáo viên trong giai đoạn tới cho phù hợp

- Bổ sung thêm lực lượng giáo viên phục vụ cho công tác tiếp cận giáo dục tại khu vực miền núi phía Bắc, xây dựng kế hoạch để tuyển sinh, đào tạo, tiếp nhận số giáo viên còn thiếu, trước hết là số giáo viên mầm non để chống xã trắng.

- Chú trọng việc đưa đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ công chức ngành giáo dục của vùng cùng với đào tạo lực lượng nòng cốt trên chuẩn và bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên. Có chính sách thu hút giáo viên giỏi từ vùng khác đến, một số loại hình giáo viên còn thiếu.

- Có kế hoạch bố trí, sắp xếp giáo viên hợp lý ở các vùng thị xã, thị trấn và vùng cao, làm tốt công tác đề bạt, tuyển dụng trong ngành giáo dục và thực hiện tốt các chính sách đối với đội ngũ nhà giáo.

2.3 Phát triển hệ thống trường lớp, hoàn thiện công tác tiếp cận giáo dục

- Mở các trường mầm non công lập và bố trí đủ giáo viên cho các xã đặc biệt khó khăn.

- Phát triển mạng lưới trường lớp theo mục tiêu nhiệm vụ đã xác định trong hệ thống giáo dục phổ thông, chú trọng trường gần với học sinh, có nhà ở nội trú cho học sinh, lớp học tại bản, bố trí nhà ở cho giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện công tác tuyên truyền đến từng hộ gia đình về tầm quan trọng của giáo dục, nâng cao nhận thức về giáo dục cho người dân, giúp cho người dân có một cách nhìn rõ ràng và đầy đủ hơn về tính chất tất yếu của giáo dục mà ban đầu chính là các cấp giáo dục mầm non và cơ sở. Từ đó giúp

cho họ nhận thức được nghĩa vụ và quyền lợi của con em mình trong học tập, khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường đi học, góp phần đẩy nhanh và hiệu quả công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục đối với khu vực cho đến từng người dân, nhất là trẻ em nghèo các đồng bào dân tộc.

- Từng bước nâng cao dân trí bằng hệ thống giáo dục Nhà nước đến tận thôn bản tại khu vực miền núi phía Bắc, tích cực xóa mù chữ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học, có chính sách thỏa đáng và hợp lý đối với giáo viên vùng dân tộc

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, quan tâm hơn nữa đến việc dạy tiếng Việt và chữ Dân tộc cho học sinh dân tộc.

- Thực hiện chủ trương lồng ghép chương trình 135 vào công tác tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho vùng miền núi phía Bắc, nhằm hỗ trợ, phát triển kinh tế cho từng vùng, từng xã, từng hộ gia đình nghèo, khó khăn tại khu vực, từ đó tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho công tác tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo nơi đây.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 55 - 59)