ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 40 - 45)

NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

1. Khả năng tiếp cận giáo dục

1.1 Khả năng tiếp cận giáo dục mầm non

Thực hiện kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người, khu vực miền núi phía Bắc đã xác định được mục tiêu của giáo dục mầm non tại nơi này đó là:

• Cung cấp cơ hội tiếp cận với giáo dục mầm non cho trẻ em 0-5 tuổi, ưu tiên trẻ em nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

• Đảm bảo cho tất cả trẻ em đều hoàn thành một năm giáo dục tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị cho bậc tiểu học

• Cải tiến liên tục các hoạt động và dịch vụ nhằm thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ, tình cảm, thể chất và xã hội của trẻ em 0-5 tuổi

• Tăng cường năng lực quản lý tại cấp địa phương

- Tại khu vực miền núi phía Bắc trong những năm qua, những chính sách đối với giáo dục mầm non đã thực sự phát huy tác dụng trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển bình đẳng cho trẻ em giữa các vùng địa lý – kinh tế khác nhau; đồng thời đảm bảo sự công bằng giới đáng khích lệ. Nhóm trẻ dân

tộc thiểu số đã nhận được sự quan tâm đặc biệt .

- Trong những năm qua, giáo dục mầm non đã thực hiện tốt hơn công bằng trong giáo dục. Cụ thể là đặc điểm vùng, miền được chú ý hơn trong giáo dục, càng ngày, khu vực miền núi phía Bắc càng được chú ý hơn trong việc phát triển giáo dục mầm non. Chính phủ đã thành lập các Ban chỉ đạo phát triển vùng Tây Bắc, tạo cơ chế mới để phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục ở các khu vực khó khăn.

- Các đối tượng thiệt thòi khác đang được quan tâm trong công tác tiếp cận giáo dục mầm non, đặc biệt là nhóm trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật vùng dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc.

- Giáo dục mầm non đã thực hiện nhiều chuyên đề như làm quen với chữ cái, giáo dục lễ giáo, âm nhạc, phòng chống suy dinh dưỡng... góp phần quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Những nội dung an toàn cho trẻ, giáo dục vệ sinh, xây dựng môi trường, luôn được đặt lên hàng đầu trong thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Từ những thành tựu đáng kể đã được được ở trên, chúng ta có thể hình dung được một bức tranh giáo dục mầm non tươi sáng đang ở phía trước, bức tranh mà bây giờ chúng ta đang cố thực hiện nó thông qua công tác tiếp cận giáo dục mầm non cho mảnh đất vùng cao này.

1.2 Khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học

Trong những năm vừa qua, giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc đã đạt được những thành tựu không nhỏ. Giáo dục tiểu học đã đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng.

1.2.1. Về mục tiêu tiếp cận

- Về cơ bản, khu vực miền núi phía Bắc đã huy động được học sinh trong độ tuổi đến trường với tỷ lệ nhập học khá cao

giới trong giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc tuy còn nhiều vấn đề nhưng về cơ bản đã đạt được.

- Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số nhập học tăng dần hàng năm

1.2.2. Mục tiêu về chất lượng và sự phù hợp

- Tỷ lệ học sinh, giáo viên, trường lớp đều đạt và tăng vượt chỉ tiêu - Nội dung chương trình và sách giáo khoa đã được đổi mới, phù hợp với khả năng tiếp cận và thích nghi của học sinh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên cũng được nâng lên một bước. Phương pháp dạy học cũng được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

- Giáo viên tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc cũng đã được bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học nhằm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tại nơi đây.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học cũng từng bước được nâng cao - Các cơ quan chức năng và quản lý của các địa phương cũng nâng cao hơn nhận thức về tầm quan trọng của công tác tiếp cận giáo dục cho trẻ em khu vực miền núi phía Bắc, nhất là nhóm trẻ em nghèo dân tộc thiểu số.

- Năng lực quản lý, điều hành của cấp cơ sở cũng từng bước được nâng cao, công tác chỉ đạo, quản lý đã đạt được hiệu quả và đi vào nề nếp

- Do đó, có thể khẳng định rằng công tác tiếp cận giáo dục tiểu học cho trẻ em nghèo nơi đây sẽ sớm được hoàn thành và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học tại khu vực miền núi phía Bắc. Việc cần làm hiện nay là cần phải nhanh chóng tiến hành và thực hiện các mục tiêu mà công tác tiếp cận giáo dục tiểu học đã đề ra sao cho phù hợp với những đặc điểm của khu vực miền núi phía Bắc, cả mặt thuận lợi lẫn mặt khó khăn.

1.3 Khả năng tiếp cận giáo dục trung học cơ sở

Khái quát tình hình thực hiện các mục tiêu về giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc, chúng ta có thể rút ra một số những thành tựu

sau đây

1.3.1. Về mục tiêu tiếp cận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ nhập học cấp trung học cơ sở của học sinh vùng miền núi phía Bắc đã tăng cao trong những năm vừa qua. Điều này chứng tỏ việc đi học đúng độ tuổi ở trung học cơ sở đã được thừa hưởng kết quả của việc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi những năm vừa qua. Tuy nhiên vẫn còn một số trẻ em chưa được đến trường trung học cơ sở sau khi bỏ dở tiểu học, hoặc học hết tiểu học tại khu vực này vẫn còn cao hơn các vùng khác.

- Các vùng sâu, vùng xa khả năng nhập học của trẻ em tuy có tiến bộ nhưng tỷ lệ huy động chưa cao, tình trạng này do nhiều nguyên nhân, do dân trí còn thấp, điều kiện kinh tế có khó khăn, khoảng cách và thời gian đi đến trường không thuận lợi do những khó khăn về địa lý. Nhưng vùng miền núi phía Bắc thời gian gần đây cũng đã chủ trương xây dựng các điểm trường trung học cơ sở sao cho gắn với các khu dân cư, xây dựng trường nội trú nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc huy động các em đi học

1.3.2. Về công bằng trong tiếp cận giáo dục trung học cơ sở

a. Nhóm trẻ em nghèo dân tộc thiểu số

- Do có những khó khăn về địa lý, về ngôn ngữ, về chậm phát triển kinh tế xã hội nên việc học tập của trẻ em nghèo các dân tộc thiểu số thường gặp nhiều khó khăn.

- Những năm vừa qua, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo cơ hội cho các em học sinh nghèo dân tộc thiếu số đến trường. Và sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của các địa phương đã mang lại những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.

- Tỷ lệ số học sinh dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi phía Bắc nhập học đã tăng dần hàng năm so với tổng số học sinh cấp trung học cơ sở. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn so với các vùng miền khác trong việc huy động học sinh dân tộc thiểu số đến trường. Đây là một trong những việc cần

phải nhanh chóng khắc phục để từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng phát triển.

b. Nhóm trẻ em gái

- Tỷ lệ trẻ em nam và trẻ em nữ nhập học tại khu vực miền núi phía Bắc nhìn chung đã có sự thay đổi qua các năm. Tỷ lệ học sinh nữ nhập học vào trung học cơ sở tăng dần qua các năm, tuy vẫn còn thấp hơn so với tỷ lệ học sinh nam nhưng có thể nói bình đẳng giới về cơ bản đã đạt được trong giáo dục trung học cơ sở tại khu vực này.

- Việc tạo nên sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục trung học cơ sở đã có những tiến bộ đáng kể, dần thu hẹp được sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc huy động các em tới trường. Tại khu vực miền núi phía Bắc mà cụ thể là vùng Tây Bắc thì tỷ lệ này tuy có thấp hơn so với các vùng khác trong cả nước, nhưng tỷ lệ này vẫn tăng và được ổn định qua các năm học.

c. Nhóm trẻ khuyết tật

- Để cho người tàn tật, khuyết tật được đến trường học tập, bên cạnh việc thành lập một số trường chuyên biệt, ngành giáo dục đã chọn hình thức giáo dục hòa nhập là một trong những giải pháp trong việc giáo dục trẻ hòa nhập tại vùng miền núi phía Bắc.

- Nhờ sự nỗ lực của ngành giáo dục cũng như các cơ quan chức năng tại khu vực miền núi phía Bắc mà tỷ lệ trẻ em khuyết tật được tham gia học trung học cơ sở đã tăng lên qua các năm.

- Các giáo viên trung học cơ sở đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng dạy trẻ khuyết tật và họ đã và đang phát huy vai trò của mình trong giáo dục trẻ khuyết tật tại nơi đây

1.3.3. Mục tiêu về chất lượng và sự phù hợp

- Giáo dục trung học cơ sở tại nơi đây những năm vừa qua cũng đã triển khai việc dạy và học cho học sinh theo nội dung của chương trình mới và kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận, học sinh được truyền thụ những kiến thức

mới, giáo viên cũng nâng cao hơn được trình độ chuyên môn của mình.

- Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa đã góp phần không nhỏ trong công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đã tăng nhanh qua các năm, do đó đã nâng cao được hiệu quả trong công tác giáo dục trung học cơ sở tại đây

- Tầm quan trọng của công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại khu vực miền núi phía Bắc cũng đang ngày một được nâng cao, từ đó làm động lực phấn đấu và tăng cường được khả năng tiếp cận giáo dục trung học cơ sở, tiến đến phổ cập và ngày càng nâng cao chất lượng của giáo dục trung học cơ sở tại vùng miền núi phía Bắc.

- Hiện nay, số trường đạt chuẩn quốc gia tại khu vực miền núi phía Bắc còn ít, do đó mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng là mục tiêu quan trọng nằm trong công tác tiếp cận và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Xây dựng trường chuẩn quốc gia là giải pháp tổng thể nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trung học cơ sở. Việc cần thiết đối với khu vực miền núi phía Bắc hiện nay là làm sao đẩy mạnh được phát triển kinh tế để rồi từ đó tiến đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc học tập thật tốt thì mới có thể tiến đến việc tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục trung học cơ sở cho vùng một cách dễ dàng.

2. Những khó khăn còn tồn tại

Tình hình giáo dục ở những vùng khó khăn tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng nhiều tỉnh vẫn còn trong tình trạng rất khó khăn trong việc chỉ đạo và thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục. Một số chỉ tiêu về Giáo dục và Đào tạo có nguy cơ khó thực hiện.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 40 - 45)