Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 67 - 70)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

2.8Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục

2. Giải pháp tiếp cận giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học cơ sở) cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc.

2.8Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục

- Tiếp tục nghiên cứu, thực nghiệm, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm về việc dạy song ngữ. Biên soạn chương trình, sách giáo khoa dạy chữ dân tộc cho một số dân tộc để có thể dạy rộng rãi ở các khu vực thích hợp, có nhu cầu và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như giáo viên.

- Biên soạn chương trình giáo trình đào tạo giáo viên dạy song ngữ, dạy chữ dân tộc, dạy lớp ghép và chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho các giáo viên hiện đang đứng lớp.

- Xây dựng chương trình, nội dung phần mềm mang tính đặc thù địa phương để đưa vào giảng dạy như địa lý, lịch sử địa phương.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở với các hình thức dạy lớp ghép, lớp xóa mù chữ, lớp linh hoạt, lớp trẻ em gái.

- Về lớp ghép, cần coi đây là một loại hình giảng dạy theo phương pháp mới phù hợp với khu vực miền núi phía Bắc vùng dân tộc về nhiều mặt. Do vậy cần có kế hoạch mở rộng qui mô, tăng cường chỉ đạo, tích cực đầu tư và đúc rút kinh nghiệm, đào tạo giáo viên.

C. KẾT LUẬN

Có thể nói công tác tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại khu vực miền núi phía Bắc nước ta hiện nay đang được thực hiện một cách tích cực với sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng tại Trung ương cũng như địa phương.

Có rất nhiều những kế hoạch, giải pháp và kiến nghị được tập trung nghiên cứu để làm sao đưa giáo dục về với được đồng bào dân tộc, làm sao cho trẻ em nghèo vùng dân tộc miền núi phía Bắc có thể tiếp cận được với giáo dục và phổ cập được giáo dục tại nơi đây.

Trong những năm qua, công tác tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em tại khu vực miền núi phía Bắc đã đạt được những thành tựu và kết quả đáng ghi nhận, đã có một bước nhảy vọt về cuộc cách mạng giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực. Dần dần bắt kịp được với các khu vực khác có điều kiện thuận lợi hơn.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn và bất cập cần được giải quyết.

Để có thể đẩy mạnh công tác tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo nơi đây, để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thì Nhà nước và các cơ quan chức năng cần đề ra và thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp, kế hoạch nhằm khắc phục những khó khăn bất cập còn tồn tại của khu vực miền núi phía Bắc, góp phần phát triển hệ thống giáo dục có chất lượng tại nơi đây. Và hơn thế nữa là đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, lấy giáo dục làm cơ sở để từng bước đưa vùng miền núi phía Bắc trở thành vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 67 - 70)