ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 50 - 54)

KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

1. Định hướng phát triển giáo dục Việt Nam

1.1 Xu thế phát triển giáo dục

Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay ra đời trên cơ sở truyền thống phát triển lâu dài của nền giáo dục Việt Nam trải qua các triều đại phong kiến trước đây.

Chính phủ Việt Nam không ngững quan tâm đến việc phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam theo những loại hình đa dạng, bao gồm các trường công lập và ngoài công lập, xuyên suốt từ giáo dục mầm non, giáo dục cơ bản (tiểu học và trung học cơ sở), giáo dục trung học phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học. Xu thế đa dạng hóa các loại hình trường lớp trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật là một xu thế ngày càng rộng mở. Mặt khác, chính sách giáo dục của Việt Nam ngày một hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của người học, cả về sự tiếp cận cũng như chất lượng và sự phù hợp.

1.2 Mục tiêu và định hướng trong kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015

Giáo dục cho mọi người nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản của mỗi thành viên trong xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển của cá nhân, cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Giáo dục cho mọi người là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội, tạo nên sự

công bằng cho tát cả các nhóm dân cư cũng như mọi cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.

Tham gia diễn đàn giáo dục cho mọi người ở Dakar năm 2000, chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện “Khuôn khổ hành động Dakar”, hướng tới thực hiện 6 mục tiêu toàn cầu về giáo dục cho mọi người.

Tháng 7 năm 2003, chính phủ Việt Nam đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về Giáo dục cho mọi người 2003-2015” với định hướng là:

• Chuyển từ số lượng sang chất lượng và sự phù hợp

• Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở

• Tạo cơ hội học tập suốt đời

• Huy động sự tham gia đầy đủ của cộng đồng-Mọi người vì giáo dục • Đảm bảo quản lý hiệu quả và sử dụng nguồn lực một cách tốt nhất Chính sách giáo dục cho mọi người ở Việt Nam thực sự hướng tới tất cả mọi người và Chính phủ Việt nam đã, đang và sẽ thực hiện các chính sách, các hoạt động nhằm đảm bảo cơ hội tiếp cận một nền giáo dục cơ bản có chất lượng, sự chăm sóc và giáo dục trẻ thơ cũng như giáo dục không chính quy cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu là :

• Nhóm dân tộc thiểu số

• Nhóm dân cư nghèo sinh sống ở tất cả 8 vùng kinh tế-địa lý trong cả nước (trong đó lưu ý sự khác biệt về thu nhập giữa các vùng kinh tế, chú trọng đến những vùng có thu nhập thấp)

• Nhóm trẻ em khuyết tật • Trẻ em gái và phụ nữ

- Các mục tiêu của “Kế hoạch hành động quốc gia về Giáo dục cho mọi người 200-2015” bao gồm:

• Mở rộng và cải thiện chăm sóc và giáo dục mầm non toàn diện nhất là cho trẻ bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương

• Đảm bảo đến năm 2015 tất cả trẻ em, nhất là trẻ em gái, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và con em các dân tộc thiểu số được nhập học và hoàn thành giáo dục tiểu học bắt buộc miễn phí với chất lượng tốt. • Đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu học tập của thanh niên và người lớn

thông qua tiếp cận bình đẳng với các chương trình học tập và kỹ năng sống phù hợp.

• Đạt mức giảm 50% số người lớn hiện hành còn chưa biết chữ vào năm 2015, nhất là cho phụ nữ, đảm bảo tiếp cận bình đẳng về giáo dục cơ bản và giáo dục thường xuyên cho tất cả mọi người lớn.

• Xóa bỏ bất bình đẳng về giới ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, và đạt bình đẳng giới trong giáo dục vào năm 2015, chú trọng đảm bảo trẻ em gái được tiếp cận đầy đủ và công bằng cũng như hoàn thành giáo dục cơ bản với chất lượng tốt

• Cải thiện mọi khía cạnh chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng tối ưu sao cho tất cả mọi đối tượng đều đạt được các kết quả học tập được công nhận và đo lường được, nhất là về khả năng đọc, viết, làm tính và những kỹ năng sống cơ bản khác

Kế hoạch đã xác định được những mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và các tiêu chí cho các thành phần giáo dục cho mọi người của Việt Nam giai đoạn 2003-2015 bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục không chính quy.

Mặt khác kế hoạch còn xác định các chương trình hành động để đạt được các mục tiêu của mỗi thành phần nói trên

Việc xây dựng và triển khai trong thực tiễn “Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người 2003-2015” có một ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện các chiến lược xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng cũng như chiến lược giáo dục của nước ta trong những năm sắp tới.

non, Giáo dục tiểu học và Giáo dục trung học cơ sở của nước ta đó là:

1.2.1. Chăm sóc và Giáo dục mầm non

• Mọi trẻ em trong độ tuổi 0-5 tuổi đều được hưởng thụ sự chăm sóc và giáo dục mầm non bằng nhiều hình thức khác nhau

• Tất cả trẻ em 5 tuổi đều được học qua lớp mẫu giáo lớn để chuẩn bị vào học bậc tiểu học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Cải thiện các hoạt động nuôi, dạy, chăm sóc trẻ tại các trường, lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, tại gia đình nhằm tăng cường sự phát triển toàn diện của trẻ

• Xây dựng và thực hiện chính sách quốc gia về chăm sóc giáo dục mầm non có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế

• Tăng cường năng lực quản lý chăm sóc giáo dục mầm non, đặc biệt là ở cấp cơ sở.

I.2.2. Giáo dục tiểu học

• Tất cả trẻ em trong độ tuổi tiểu học đều được nhập học vào các bậc tiểu học với chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện kinh tế

• Tất cả trẻ em trong độ tuổi tiểu học đều hoàn thành bậc học này • Nâng cao chất lượng và kết quả học tập ở bậc tiểu học

• Tăng cường quản lý bậc tiểu học ở tất cả các cấp • Đổi mới chương trình giáo dục tiểu học

I.2.3. Giáo dục trung học cơ sở

• Thiểu niên trong độ tuổi trung học cơ sở đều nhập học vào cấp học này với chất lượng tốt và phù hợp với các điều kiện kinh tế

• Tất cả thiếu niên trong độ tuổi trung học cơ sở đều hoàn thành cấp học này

• Nâng cao chất lượng và kết quả học tập ở cấp trung học cơ sở • Tăng cường quản lý giáo dục trung học cơ sở ở tất cả các cấp • Đổi mới chương trình giáo dục trung học cơ sở

2. Định hướng phát triển giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc

2.1 Định hướng về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục tại vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 50 - 54)