Đầu tư ngân sách từ nhà nước cho giáo dục còn nhiều bất cập, kinh phí cấp cho giáo dục tính trên đầu học sinh thấp Chủ trương xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 46 - 50)

cấp cho giáo dục tính trên đầu học sinh thấp. Chủ trương xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế vì người dân còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế của dân chủ yếu là tự cung tự cấp, khó huy động cho giáo dục, huy động từ ngân sách địa phương, trong dân gặp nhiều khó khăn.

- Cơ sở vật chất vừa thiếu vừa xuống cấp, trường phân tán, tản mạn, thiếu quỹ đất để quy hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia. Trang thiết bị dạy-học chưa đảm bảo, vì vậy nhiều nơi chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Một bộ phận không ít học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sau khi đã tốt nghiệp tiểu học không có điều kiện tiếp tục học lên hoặc theo học hết chương trình trung học cơ sở

- Tỷ lệ lưu ban và bỏ học ở các cấp học cao hơn tỷ lệ chung của cả nước, chất lượng học sinh kém, khoảng cách chênh lệch trình độ giữa vùng thuận lợi và khó khăn ngày càng xa; việc triển khai việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa còn nhiều hạn chế.

- Đội ngũ giáo viên không đồng bộ vừa thừa, vừa thiếu. Thiếu giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học, nhạc họa. Bên cạnh số lượng giáo viên đạt danh hiệu

giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh ngày một tăng thì còn một bộ phận giáo viên không đạt chuẩn, nhất là giáo viên tiểu học, mầm non, trung học cơ sở. Thực tế đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chậm được đổi mới, chất lượng thấp. Các trường học đang phải đứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và một bên là năng lực hạn chế của hệ thống. Cơ chế tuyển dụng, bố trí, đãi ngộ, đánh giá và chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo ra được động lực để giáo viên tự rèn luyện về phẩm chất, nâng cao năng lực.

- Chất lượng học tập của học sinh giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số có sự chênh lệch khá lớn. Nguyên nhân là do vốn tiếng Việt của học sinh dân tộc có nhiều hạn chế, tâm lý còn rụt rè, nhút nhát, các điều kiện hỗ trợ cho việc học tập thiếu thốn và hầu hết các em không có thói quen tự học và thời gian học ở nhà

- Bộ phận nhân dân và đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức về việc học tập để nâng cao dân trí chưa cao, sự quan tâm đến việc học tập của con em còn hạn chế. Không ít người dân còn tư tưởng ý lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Chưa tìm ra cách phối hợp phổ biến kiến thức đến các gia đình có hiệu quả để cho các bậc cha mẹ được trang bị kiến thức trong việc dạy dỗ con cái.

- Động cơ và ý thức học tập nhằm nâng cao trình độ văn hóa ở một số thanh, thiếu niên là người dân tộc thiểu số chưa cao. Hiện còn thiếu các biện pháp khả thi mang tính bắt buộc những người trong độ tuổi phải đi học để hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Còn thiếu vắng những chương trình, dự án, chính sách mang tính từ thiện hỗ trợ trẻ em nghèo các vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Do

kinh tế ngày càng phát triển, phân hóa xã hội mở rộng, tỷ lệ các trẻ em nghèo bị thiệt thòi trong giáo dục ngày càng tăng lên, và dẫn đến các em phải chịu điều kiện học tập khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, và từ đó lại quay trở lại cái vòng luẩn quẩn về đói nghèo và giáo dục.

3. Nguyên nhân của những tồn tại

- còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, do đó dẫn đến có sự

chênh lệch lớn so với các vùng có điều kiện thuận lợi hơn, gây ra cản trở công tác giáo dục cũng như tiếp cận giáo dục tại nơi đây

- Trong những năm qua chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến bậc học mầm non, một số nơi còn thả nổi. Mặt khác, do chúng ta có chủ trương xã hội hóa mạnh bậc mầm non, chủ yếu dựa vào sự đóng góp của dân, vì thế các tỉnh khó khăn không có điều kiện phát triển bậc học này. Do đó chất lượng học sinh ngay từ lớp 1 đã thấp, kéo theo chất lượng thấp ở các lớp sau

- Ở những xã đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí còn thấp chủ yếu là học tiểu học hoặc mới được xoa mù chữ, nên chưa đủ điều kiện để xây dựng trường trung học cơ sở.

- Chúng ta chưa chú ý đến việc đầu tư phát triển bậc học mầm non ở vùng dân tộc thiểu số, mà chủ yếu dựa vào sự đóng góp của dân và nguồn kinh phí của địa phương, vì không có kinh phí để xây dựng trường, lớp, dân không có tiền để đóng góp, một số nơi dân đóng góp bằng hiện vật để trả công cho giáo viên, đời sống của giáo viên ngoài biên chế rất khó khăn, nhiều cô giáo phải bỏ việc, cơ sở vật chất ngày càng xuống cấp.

- Do thiếu kinh phí và nhu cầu về phòng học tăng, nên nhiều nơi đã phải làm những phòng học tạm với bàn ghế đơn sơ, chỉ sau 1 đến 2 năm cơ sở vật chất hỏng, nát phải làm lại, vì thế, cơ sở vật chất luôn trong tình trạng tạm bợ.

- Do hoàn cảnh kinh tế các tỉnh khó khăn, đời sống đồng bào các dân tộc còn nghèo, bên cạnh đó lại hạn chế về chỉ tiêu tuyển sinh nên quy mô phát triển các trường lớp cũng chưa phát triển mạnh, học sinh phải lao động kiếm

thêm thu nhập cho gia đình nên thời gian học tập rất ít.

- Nhiều xã chưa có trường trung học cơ sở, thiếu giáo viên, chất lượng giáo viên chưa đảm bảo, trường cách xa nhà học sinh, địa bàn hiểm trở, do đó dẫn đến trình trạng học sinh ngại đi học, bên cạnh đó hiệu quả giáo dục thấp, tỷ lệ lưu ban, bỏ học cao.

- Giáo viên trung học phần lớn là từ nơi khác đến, khó thu hút giáo viên về công tác những nơi khó khăn, bên cạnh đó nhiều giáo viên đã công tác lâu năm muốn xin chuyển vùng nên đã gây ra tình trạng thiếu giáo viên. Việc luân chuyển giáo viên cũng đang gặp khó khăn nên chưa có điều kiện để thay thế, nâng cao tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn. Giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, thiếu giáo viên dạy các môn chuyên biệt là do chúng ta chưa chú ý đào tạo loại hình giáo viên này.

- Một số địa phương trong khu vực thiếu đôn đốc, kiểm tra, thiếu kinh phí hỗ trợ để phát triển giáo dục, không có môi trường để sử dụng kiến thức đã học, sách báo cho trẻ em đọc, dẫn đến tình trạng tái mù chữ

- Công tác quản lý giáo dục – đào tạo chậm đổi mới, còn những bất cập trên các mặt: Quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, năng lực, trách nhiệm quản lý.

- Nhận thức của các cấp, các ngành còn có những mặt chưa thực sự sâu sắc, toàn diện, chưa thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của giáo dục`– đào tạo và trách nhiệm của cấp, ngành mình đối với sự phát triển giáo dục – đào tạo, thậm chí còn có nơi coi sự nghiệp giáo dục – đào tạo là trách nhiệm của riêng ngành giáo dục.

PHẦN III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC CẬN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC

MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w