Thực trạng giáo dục mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 26 - 30)

I. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC CÁC CẤP CHO TRẺ EM NGHÈO KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC

1. Giáo dục mầm non

1.2 Thực trạng giáo dục mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc

Với 197 xã, thị trấn của 11 huyện miền núi, sau nhiều năm mở rộng quy mô trường lớp đến nay 100% số xã, thị trấn trên địa bàn đã có trường mầm non và hệ thống các trường mầm non đã phủ kín các bản làng, kể cả các xã

vùng sâu, vùng xa. Toàn khu vực đã có 197 trường mầm non, trong đó có 116 trường công lập, 86 trường bán công với 654 nhóm trẻ. 1.766 lớp mẫu giáo, năm học 2007-2008 đã thu hút gần 9.700 cháu nhà trẻ (mức huy động đạt khoảng 14%) và hơn 36.000 trẻ mẫu giáo (mức huy động đạt trên 60%). Đội ngũ cán bộ, giáo viên (CBGV) thường xuyên được tăng cường và được đào tạo đạt chuẩn ngày càng nhiều, hiện nay toàn vùng có hơn 3.800 CBGV, hơn 90% đạt chuẩn và trên chuẩn. Những năm gần đây, bằng nhiều cơ chế chính sách mới, nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội... cơ sở vật chất các trường mầm non khu vực miền núi đã thay đổi hẳn. Đến nay, toàn vùng đã có 183/197 trường mầm non đã xây dựng được khu trung tâm với 2.264 phòng học và phòng chức năng, trong đó có 807 phòng kiên cố (chiếm hơn 35%), 699 phòng cấp 4 và 327 phòng tranh tre, đặc biệt ở các khu lẻ thuộc các bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng khó khăn... nhiều nơi cũng đã xây dựng được các phòng học...

Tuy nhiên, hiện nay giáo dục mầm non khu vực miền núi vẫn đang gặp không ít khó khăn, bất cập. Đó là, cơ sở vật chất trường lớp của ngành học mầm non ở đây còn thiếu nhiều và nhiều cơ sở đã xây dựng xong nhưng không đồng bộ, có nơi không phù hợp và kém hiệu quả. Ngành học mầm non khu vực miền núi còn thiếu tới 431 phòng học (đang phải học tạm, học nhờ nhà văn hóa hoặc cơ sở khác của xã...). Đó là chưa kể còn 14 trường chưa xây dựng được khu trung tâm và nhiều trường tại các khu lẻ chưa có phòng học. Một điều đáng quan tâm là hiện nay phần lớn các trường thiếu các công trình phụ trợ và phòng chức năng như nhà bếp, nhà vệ sinh, nguồn nước, hàng rào... Trang thiết bị và đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy học ở các trường hiện nay đều thiếu, đều không có kinh phí để mua sắm, các cô giáo đều phải tự làm, tự thu thập, tuy nhiên vẫn không đủ và không bảo đảm, phần nhiều vẫn phải dạy chay.

1.2.1. Tỷ lệ nhập học của trẻ em dân tộc thiểu số

Việc phát triển giáo dục cho trẻ em nghèo vùng đồng bào dân tộc ít người đã đạt được nhiều thành tựu về quy mô, mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất trường học, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Năm học 2002-2003 cả nước có 208 “xã trắng” về giáo dục mầm non, số xã này tại các xã có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, đặc biệt khó khăn, đến năm học 2005-2006 không còn “xã trắng” về giáo dục mầm non. Tỷ lệ trẻ mầm non các dân tộc đi học trong tổng số trẻ em đi học trong 5 năm gần đây ngày càng tăng lên; năm học 2002-2003 chỉ có 12,88%, đến năm học 2005-2006 có 13,75% (Bảng 3) Tỷ lệ này tương đương tỷ lệ dân số các dân tộc thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Tại các vùng dân tộc thiểu số, núi cao, vùng sâu tại khu vực miền núi phía Bắc, trẻ em được học thêm chương trình tăng cường Tiếng Việt, làm cho trẻ vững vàng, tự tin khi vào học lớp 1, hạn chế lưu ban bỏ học, góp phần phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Bảng 3: Tỷ lệ học sinh dân tộc trong tổng số học sinh. (%) Năm học 2001-200 2 2002-200 3 2003-200 4 2004-200 5 2005-200 6 Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số 12,40 12,88 12,88 13,46 13,75

Nguồn: Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.2.2. Tỷ lệ trẻ nhập học phân theo vùng địa lý

Các vùng địa lý – kinh tế ở Việt Nam có những khác biệt đáng kể về nhiều mặt, như điều kiện địa lý tự nhiên; mật độ dân số, dân tộc, thu nhập. Vì vậy tỷ lệ trẻ nhập học ở các vùng cũng chênh lệch nhau đáng kể. Các dữ liệu mô tả trẻ nhập học giáo dục mầm non giữa các vùng năm 2000 và 2005 dưới đây cũng phản ánh rõ thực trạng đó.

Tỷ lệ nhập học của giáo dục mầm non (%) Nam Nữ Tổng số Cả nước 30,73 32,47 31,58 Đồng bằng sông Hồng 47,90 50,04 48,96 Đông Bắc 27,95 33,37 30,58 Tây Bắc 27,10 28,22 27,66 Bắc Trung Bộ 42,05 44,46 43,23

Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo

Bảng 4 cho thấy sự chênh lệch khá rõ nét trong tỷ lệ nhập học mầm non giữa các vùng miền mà đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc so với các vùng miền khác.

Bảng 5: Tỷ lệ nhập học giáo dục mầm non năm 2005 chia theo vùng Tỷ lệ nhập học của giáo dục mầm non (%)

Nam Nữ Tổng số Cả nước 36,83 35,59 36,23 Đồng bằng sông Hồng 54,73 51,80 53,31 Đông Bắc 41,33 40,94 41,14 Tây Bắc 38,13 36,10 37,13 Bắc Trung Bộ 45,87 48,14 46,99

Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo

Đến năm 2005, tỷ lệ trẻ em được đi học mầm non tại các vùng miền nhìn chung là có sự tăng lên rất đáng ghi nhận, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc bao gồm Đông Bắc và Tây Bắc. Đây là kết quả của sự nỗ lực và cố gắng của Đảng và Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng trong công cuộc đẩy mạnh công tác tiếp cận giáo dục mầm non cho khu vực miền núi phía Bắc. Tuy nhiên vẫn còn sự khác biệt tương đối đáng kể so với các vùng miền khác, điều này đặt ra một vấn đề là cần sự cố gắng hơn nữa trong việc đẩy mạnh tiếp cận giáo dục mầm non tại nơi này

1.2.3. Tỷ lệ giáo viên được huấn luyện theo chương trình giáo dục mầm non

Năm học 2000-2001 mới chỉ có 2.15% giáo viên đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên, tới năm học 2005-2006 đã có 10%. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn Trung cấp sư phạm mầm non năm học 2005-2006 tăng lên gần 2 lần

so với năm 2000-2001. Cùng với sự vươn lên để đạt chuẩn là sự giảm đi hơn 3 lần của tỷ lệ giáo viên có trình độ sơ cấp trở xuống (17,1/59,23)

1.2.4. Đánh giá về chất lượng của giáo dục mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc

Những chính sách đối với giáo dục mầm non đã thực sự phát huy tác dụng trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển bình đẳng cho trẻ em giữa các vùng địa lý – kinh tế khác nhau; đồng thời đảm bảo sự công bằng giới đáng khích lệ. Nhóm trẻ em nghèo tại các dân tộc thiểu số đã nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Trẻ được phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, ngôn ngữ trong các hoạt động học tập, vui chơi. Giáo viên được nâng cao về kỹ năng và phương pháp dạy học mới, mang lại kết quả tốt

Trẻ học mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc được làm quen với chữ cái, lễ giáo, âm nhạc, được phòng chống suy dinh dưỡng, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Những nội dung an toàn cho trẻ, giáo dục vệ sinh, xây dựng môi trường luôn được đặt lên hàng đầu trong thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.

2. Giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại khu vực miền núi phía Bắc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w