6. Kết cấu đề tài
3.1.1. Định hướng phát triển ngành Logistics Việt Nam giai đoạn 2021-2025
Hiện nay, trong xu hướng nền kinh tế số ngày càng phát triển, cách mạng thông tin diễn ra sôi động khắp hành tinh, thương mại điện tử, chính phủ điện tử được khẳng định là bước phát triển tất yếu của lịch sử.
Năm 2020, lĩnh vực Logistics toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Các nước cũng như Việt Nam đều cố gắng duy trì chuỗi cung ứng, hoạt động sản xuất, tuy nhiên tác động của dịch bệnh vẫn khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhiều hoạt động sản xuất bị đình trệ thậm chí có những thời điểm toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động. Thị trường logistics toàn cầu nửa cuối năm 2020 chủ yếu được thúc đẩy bởi việc khôi phục dòng chảy thương mại quốc tế sau dịch bệnh. Hơn nữa, các chính sách thuận lợi hóa thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 được thực hiện bởi Chính phủ cũng đang hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường.
Theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2020, dịch bệnh đã gây khó khăn với ngành vận tải đường biển và cảng biển trong nửa đầu năm 2020 không chỉ do khối lượng thương mại giảm mà còn bởi tình trạng thiếu nhân công và không thể đổi thủy thủ đoàn như thường lệ, bởi các quy định hạn chế và cách ly đối với người nhập khẩu tại các nước. Các yêu cầu về giao thức y tế mới trong bối cảnh dịch bệnh và ngay cả khi đã chuyển sang giai đoạn “bình thường mới” dẫn đến nhiều quy trình hơn tại các cảng biển, làm ảnh hưởng đến lộ trình chung của các đội tàu.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương đã kịp thời ban hành nhiều chính sách liên quan đến logistics, để một mặt vẫn đảm bảo vai trò của logistics trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ; mặt khác định hình các hướng đi mới, thậm chí mang tính bứt phá cho ngành logistics Việt Nam, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Ngày 19/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 283/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, đối với dịch vụ logistics và vận tải, mục tiêu đặt ra là:
Đến năm 2020, tổng sản lượng vận tải toàn ngành khoảng 1.300 tỷ tấn.km (tương đương 2,2 tỷ tấn hàng hóa), 340 tỷ hành khách.km (tương đương 6,3 tỷ lượt
khách) với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm sản lượng vận tải hàng hóa, hành khách giai đoạn 2013-2020 từ 8% đến 10%.
Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8% - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 10% - 15% GDP, xếp hạng theo Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.
Bảng 3.1. Mục tiêu đến năm 2025 của ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam
STT Chỉ tiêu Mục tiêu
1 Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ Logistics vào GDP
8-10%
2 Tốc độ tăng trưởng dịch vụ 15-20%
3 Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics 50-60%
4 Chi phí Logistics giảm 15%-20% GDP
5 Xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về Logistics trên Thế giới
50
Nguồn: Quyết định số 200/QĐ-TTG
Cùng với sự phát triển của ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là sự ra đời của hàng loạt các công ty giao nhận lớn và nhỏ. Do đó đặt lên công ty sức ép cạnh tranh vô cùng lớn. Và để đứng vững được trong ngành đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại niềm tin trong lòng khách hàng.