Giá cước và thời gian vận chuyển

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải kepler (Trang 62 - 65)

6. Kết cấu đề tài

2.3.6. Giá cước và thời gian vận chuyển

Thời gian vận chuyển:

Công ty luôn hướng tới đáp ứng mong mỏi của khách hàng là hàng hóa được vận chuyển phải đến tay người nhận nhanh nhất có thể theo yêu cầu của khách hàng.

Bảng 2.10. Thời gian vận chuyển trên một số tuyến đường của Công ty

STT

Route (cảng đến)

Frequence (Tần suất tàu chạy)

Transit time (Thời gian di chuyển)

1 HONGKONG Thu & Sun 2

2 SINGAPORE Thu & Sun 5

3 SHANGHAI Sun 4

4 BUSAN Sat 7

5 INCHEON Thu & Sat 6

6 TOKYO Wed 6

7 OSAKA Sun 8

8 BANGKOK Mon 8

9 LAEM CHABANG Wed 6

10 NEW YORK Sun 30

11 JAKARTA Wed 7

12 MANILA Wed 6

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Bảng trên đã chỉ ra rằng ở một số tuyến đường trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á, thời gian giao hàng được đảm bảo trong vòng khoảng 1 tuần, cũng tương tự như ở một số tuyến đường mà Công ty có lợi thế khai thác như ShangHai, Tokyo,… cũng được Công ty đảm bảo thời gian giao hàng tương đối nhanh.

Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ giao nhận thì hàng hoá được giao đúng hạn được coi là yếu tố hàng đầu được quan tâm. Không một ai hay doanh nghiệp nào

muốn thêm một công ty vận chuyển mà hàng hoá lại thường xuyên đến trễ, đến không đúng thời hạn,… Điều này sẽ gây tổn thất, ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng sử dụng dịch vụ.

Bảng 2.11. Tỷ trọng giao nhận hàng hóa bằng đường biển đạt đúng thời gian dự tính hàng về của Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Kepler từ năm 2018 đến

năm 2020

Năm 2018 2019 2020

Tỷ trọng hàng hóa đúng thời hạn

88,2% 91,7% 95,6%

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Tỷ trọng giao hàng hoá đúng hạn đến tay khách hàng luôn được cố găng duy trì ở mức cao, năm 2018 đã đặt 88,2% và đến năm 2020 đã tăng thêm 7% số lượng hàng hoá được giao đúng hạn đến tay khách hàng. Điều này giúp nâng cao uy tín và thu hút được sự khách hàng nhờ đảm bảo hàng hoá được giao đến tay khách hàng đúng hạn.

Vậy nên không ngừng nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên để có thể xử lý các tình huống một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó còn tăng cường các phương tiện vận chuyển, cố gắng mở rộng thêm các tuyến giao nhận trong nước và quốc tế để giúp khách hàng tiết tiệm được thời gian.

Giá cước vận chuyển:

Cước vận chuyển hàng hóa đường biển là các chi phí để vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ người gửi tới địa chỉ người nhận trên một container hoặc là CMB mà chủ hàng phải trả cho công ty dịch vụ.

Công ty Kepler coi giá cước vận chuyển là yếu tố quan trọng để cạnh tranh với các đơn vị cùng cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa khác. Và chi phí vận chuyển hàng hóa của cạnh tranh. Bên cạnh đó, mức chi phí sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: Địa điểm giao nhận, loại hàng hóa, khối lượng vận chuyển và phương thức vận chuyển.

Đặc biệt, đối với các tuyến cảng hàng nhập về từ Trung Quốc với mối quan hệ lâu năm với các đại lý hãng tàu như: Maxspeed Global Forwarding Co., Ltd, Lucky logistics (Hangzhou).Ltd,…

Bảng 2.12. Giá cước vận tải hàng hóa đường biển của một số công ty Logistics chuyên tuyến hàng nhập Trung Quốc cont’ 20DC tháng 12/2020

Đơn vị: USD

Kepler AIL Group Bee Logistics EZ shipping

Thượng Hải- Hải Phòng 430 460 460 480

Ninh Ba- Hải Phòng 310 320 340 380

Thiên Tân- Hải Phòng 580 620 600 620

Thanh Đảo- Hải Phòng 300 320 340 360

Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng

Như bảng thống kê bên trên, ta thấy Công ty luôn được các đại lý hãng tàu đưa ra các mặt bằng mức giá tốt hơn các công ty Logistics trong nước từ 5-10%.

Cụ thể: Với tuyến hàng nhập sôi động từ Thượng Hải- Hải Phòng Công ty đưa ra mức giá cước ưu đãi vượt trội chỉ 430 USD với cont 20’DC thấp hơn 8% so với hai đối thủ xếp trong số các công ty vận tải hàng hóa có mức giá tốt nhất ở tháng 4/2021 như AIL Group và Bee Logistics.

Giá một số dịch vụ giao nhận của Công ty bao gồm: Cước phí gửi hàng quốc tế bằng đường biển

+ OF: Ocean Freight: cước vận chuyển đường biển chưa bao gồm các phụ phí + Các phụ phí của hàng quốc tế: Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu. Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó (như giá nhiên liệu thay đổi, bốc xếp hàng tại cảng, làm chứng từ…). Các phụ phí này thường thay đổi, và không cố định.

• THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng. Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

• Phí B/L (Bill of Lading fee): Phí chứng từ (Documentation fee): là phí để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu

• Seal: Phí niêm chì

• Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Phí khai hải quan cho hàng đi Mỹ và Trung Quốc

• Phí AFR (Advance Filing Rules): Phí khai hải quan cho hàng đi Nhật • Phí BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu.

• EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)

• Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm

• ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge): phụ phí an ninh

• CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container • COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến

• DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến • D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng

• ISF (Importer Security Filing): Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu dành cho hàng đi Mỹ

• Phí CFS (Container Freight Station fee): Phí xếp dỡ, quản lí kho tại cảng, dành cho là LCL.

• Cleaning fee: Phí vệ sinh • Lift on/ lift off: Phí nâng hạ

Ví dụ phụ phí một đơn hàng được tính như sau: THC: USD 120/180 per 20’/40’

Seal: USD 9/pcs Docs fee: USD 40/BL

Telex release: USD 35/BL (nếu có) AFR: USD 35/BL (only for Japan) AMS: USD 35/BL (only for US)

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải kepler (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)