Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải kepler (Trang 79)

6. Kết cấu đề tài

3.2.7. Giải pháp về thị trường

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận như hiện nay, để tồn tại và phát triển tốt, Công ty cần phải mở rộng thị trường đang có đồng thời phải thâm nhập thêm các thị trường mới để đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận và tăng cường vị thế của công ty trên thị trường. Khi thị trường đã được mở rộng thì cho dù một khu vực thị trường nào đó có biến động cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên việc mở rộng thị trường không phải là một công việc đơn giản bởi mỗi thị trường có những đặc điểm riêng biệt của chúng, nếu công ty muốn tham gia vào thị trường này thì công ty phải tự thích nghi với chúng.

Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là một yêu cầu bắt buộc khi bất kì doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường mới, bởi giống như chúng ta không thể bỏ tiền của mình ra để đầu tư khi bản thân không biết gì về điều mình sắp làm. Trước khi bước vào một thị trường mới Công ty cần dành rất nhiều thời gian để làm quen, tiếp cận, khảo sát, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đưa ra những đánh giá về tiềm năng khi đầu tư vào thị trường mới này. Công ty nên hướng tới thị trường là thị trường Bắc Mỹ vì đây là thị trường lớn, hàng năm lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta đến các quốc gia này cũng ở mức cao. Để thâm nhập vào thị trường này cũng như bất kì thị trường nào khác.

Bước đầu Công ty cần thu thập thông tin một cách chính xác về khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các quy định, luật pháp, các chính sách ưu đãi của nước sở tại.

Sau khi đã tiến hành thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường cần thâm nhập, công ty sẽ tiến hành thâm nhập thị trường thông qua nhiều phương thức khác nhau:

Tự thâm nhập: Đây là phương thức công ty sẽ tự tiến hành thâm nhập thị trường bằng cách tìm kiếm và mở rộng khách hàng trên cơ sở những hiểu biết của mình về thị trường. Các nhân viên sẽ tiến hành gặp gỡ khách hàng thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của Công ty. Các cán bộ phải thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, các cuộc gặp mặt doanh nghiệp để ký kết các hợp đồng dịch vụ. Để thực hiện được việc này công ty phải xây dựng một chiến lược đúng đắn, các cán bộ người trực tiếp tham gia thảo luận, đàm phán hợp đồng với khách hàng phải có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, trình độ chuyên môn cao, có kiến thức về marketing, đặc biệt phải có nghệ thuật giao tiếp. Đồng thời công ty phải có nguồn vốn thật ổn định thì mới tiến hành theo phương pháp này vì nó rất tốn kém và không thể mang lại hiệu qua ngay, nhưng công ty giữ thế chủ động trong quá trình thâm nhập.

Thâm nhập qua trung gian: Theo phương thức này công ty sẽ tiến hàng liên doanh, liên kết với một công ty nước ngoài khác, những công ty có hiểu biết sâu sắc về thị trường mà công ty đang tiến hành thâm nhập. Khi đó công ty sẽ chia sẻ lợi nhuận với công ty liên doanh, liên kết, nhưng công ty hạn chế được rủi ro, tận dụng được nguồn vốn để đầu từ vào những mục đích khác. Khi tiến hành liên doanh, liên kết công ty sẽ nhanh chóng có được thị phần nhất định mà rủi ro được hạn chế ở mức tối đa.

Để mở ra một thị trường mới thực sự là một vấn đề lớn và có nhiều khó khăn cùng rủi do. Vậy nên Công ty cần phải nghiên cứu, cân nhắc thật sự kỹ càng để đưa quyết định giúp tối đa hoá lợi nhuận của Công ty trong tương lai.

3.3. Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế như hiện nay, để đạt được kết quả mong muốn, Công ty rất cần nhận được sự ủng hộ, quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan như Hiệp hội giao nhận Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của công ty.

Sự quan tâm này không chỉ qua đường lối chính sách đúng đắn, hợp lý mà còn phải qua những hành động thiết thực hơn như thường xuyên đi sâu đi sát để nắm được những khó khăn, những tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, từ đó có ngay những hướng đi giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Có thế những nỗ lực của doanh nghiệp mới phát huy hiệu quả. Một số kiến nghị:

Thứ nhất, Nhà nước nên đưa ra các chính sách vĩ mô thông thoáng và chính

xác. Cùng với đó việc ngày càng hoàn thiện các cơ chế, chính sách của chính phủ về Hàng hải, giao nhận vận tải biển vốn được coi là chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa bao quát được những hoạt động phát sinh trong thực tiễn khiến các doanh nghiệp giao nhận nói riêng gặp không ít khó khăn.

Thứ hai, Nhà nước cần tăng cường thu hút FDI vào ngành giao nhận vận tải:

Đất nước ta còn chưa phát triển, do vậy chỉ có tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, như ngành vận tải biển cần đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng như cảng biển, hệ thống kho ngoại quan, cầu tàu, đập chắn song, phao, trạm hoa tiêu... thì chúng ta mới lợi dụng được nguồn vốn và công nghệ hiện đại, mới nhanh chóng thay đổi được bộ mặt của ngành, đuổi kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Xóa bỏ các hạn chế về hạ tầng để thu hút đầu tư tư nhân vào đội tàu của họ, và khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ quốc tế với nhiều công nghệ mới hợp tác với các doanh nghiệp trong nước sẽ cho phép gia tăng cũng như cải thiện tiêu

chuẩn đối với các dịch vụ quan trọng này, với chi phí logistics thấp hơn và phát thải ít hơn. Vì vậy, ngành giao thông vận tải nên khuyến khích đầu tư từ khối tư nhân vào hệ thống cảng, còn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể xem xét thêm việc phát triển dự án phát triển hạ tầng giao thông (ngoại trừ cảng) có tiềm năng thực hiện theo mô hình đối tác công - tư (PPP). Đối với các dự án tiềm năng cần tập trung tạo điều kiện thiết thực và hỗ trợ triển khai thành công.

Thứ ba là cần đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về giá trong giao nhận vận tải:

Với những dịch vụ bắt buộc phải thực hiện tại Việt Nam (đại lý tàu biển, lai dắt, vệ sinh, kiểm đếm hàng), chỉ thực hiện giá quy định của các hiệp định song phương (nếu có), còn lại cần thiết phải quy định giá tối thiểu để tránh việc cạnh tranh hạ giá giữa các doanh nghiệp trong nước làm thiệt hại đến thu nhập của từng doanh nghiệp và thất thu ngân sách. Đồng thời giá xếp dỡ hàng xuất nhập khẩu nên quy định giá tối thiểu. Các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh bằng giá không thấp hơn mức giá thấp nhất đó. Giá xếp dỡ hàng trung chuyển nên để các bên thỏa thuận, Nhà nước không quy định.

Thứ tư, Nhà nước đã có những chế tài cho các hãng tàu và doanh nghiệp thì

phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để những chế tài đó được thực hiện đúng theo đường lối của Nhà nước, tránh một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm thất thu nguồn thuế của Nhà nước cũng như ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính.

Thứ năm, xây dựng và triển khai những chính sách mang tính đột phá trong

đổi mới công tác quản lý nhà nước, đổi mới tổ chức, hoạt động và cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng hạ tầng liên quan gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, hạ tầng công nghệ thông tin cho tương xứng, phù hợp với thực tiễn đặt ra. Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm… theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng Logistics trọng điểm (cảng Lạch Huyện, đường cao tốc Hải Phòng- Quảng Ninh, sân bay Long Thành, sân bay Vân Đồn- Quảng Ninh, trung tâm Logistics cấp I tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,...)

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng xuất nhập khẩu ngày càng trở nên mạnh mẽ thì hoạt động giao nhận hàng hóa lại càng trở thành một trong những xu hướng được hướng tới trong tương lai. Việc buôn bán hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, dịch vụ giao nhận vận tải góp phần giảm thiểu chi phí trong sản xuất, tăng cường cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm 80% lượt hàng hóa giao dịch trong hoạt động giao dịch quốc tế. Điều này mở ra một thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhưng bên cạnh đó cũng mang lại sự cạnh tranh lớn hơn khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực. Thêm vào đó khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, ưu tiên hàng đầu của con người là vừa phải kiểm soát dịch bệnh, đả bảo sức khoẻ con người, vừa phải giữ vững hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế. Đây là một bài toán khó. Vậy nên để рhát triển dịch vụ giао nhận hàng hóа quốc tế trоng tương lаi cần рhải có sự nỗ lực củа dоаnh nghiệр, Nhà nước. Chỉ có như vậy thì ngành dịch vụ giао nhận hàng hóа xuất nhập khẩu mới có thể рhát triển mạnh mẽ hơn.

Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Kepler là một công ty trẻ, năng động và chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Và có thể nói, tình hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty trong giai đoạn hiện nay là tương đối hợp lý. Tuy nhiên Công ty hiện tại cũng đang đứng trước những khó khăn khi phải đối mặt với sức ép từ thị trường, đối thủ, dịch bệnh.

Trong bài Khóa luận này, em đã trình bày một cách khái quát thực trạng của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Kepler, qua đó bằng những kiến thức có được em đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty.

Với kiến thức và nghiên cứu càn hạn chế, bài khoá luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được nhận xét và góp ý của các thầy cô để ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản Hành chính nhà nước

1. Quốc hội 2005, Luật thương mại Việt Nam

2. Báo cáo về ngành Logistics Việt Nam của CTCP chứng khoán Bản Việt (VCSC). 3. Bộ Công thương, (2018), Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2018

4. Bộ Công thương, (2019), Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2019 5. Bộ Công thương, (2020), Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam 2020

6. Bộ Công thương, (9/2020), Báo cáo tình hình thị trường Logistics số tháng 9/2020

7. Bộ Công thương, (10/2020), Báo cáo tình hình thị trường Logistics số tháng

10/2020

8. Bộ Công thương, (11/2020), Báo cáo tình hình thị trường Logistics số tháng

11/2020

9. Bộ Công thương, (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019. 10. Bộ Công thương, (2020), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020. 12. Tổng cục Hàng hải.

12. Tổng cục Thống kê.

B. Tài liệu Tiếng Việt

1. GS. TS Hoàng Văn Châu (2005), Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại

thương

2. Phạm Thị Hồng Hạnh (2013). Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập

khẩu theo phương thức Door to door bằng đường biển của công ty Interlogistics,

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

3. ThS. Nguyễn Thanh Hùng. (2013). Giáo trình Vận tải và Giao nhận hàng hóa

xuất nhập khẩu. Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP. HCM

4. PGS.TS. Phạm Duy Liên. (2012). Giáo trình Giao dịch Thương mại Quốc tế.

Hà Nội. NXB: Thống kê

5. ThS. Nguyễn Việt Tuấn và ThS. Lý Quang Diệu. (2012). Giáo trình Nghiệp vụ

Kinh doanh xuất nhập khẩu. Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP.HCM

6. PGS.TS. Nguyễn Như Tiến. (2008). Giáo trình Vận tải và Giao nhận trong ngoại thương. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật

C. Tài liệu công ty

1. Công ty Cổ phần Giao Nhận Vận Tải Kepler, 2018, Báo cáo tài chính năm 2018. 2. Công ty Cổ phần Giao Nhận Vận Tải Kepler, 2019, Báo cáo tài chính năm 2019.

3. Công ty Cổ phần Giao Nhận Vận Tải Kepler, 2020, Báo cáo tài chính năm 2020.

D. Tài liệu trên Internet

1. Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp, địa chỉ Website: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn

2. Cổng thông tin điện tử của WCA, địa chỉ website: https://www.wcaworld.com/

3. Cao Cẩm Linh (2021), “Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số”, Tạp chí tài chính

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-dich-vu-logistics-o-viet- nam-trong-boi-canh-kinh-te-so-331297.html

4. Website Công ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Kepler http://keplerlogistics.com.vn/

5. Website công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Đại Dương Xanh https://idaiduongxanh.com/

6. Thanh Nguyễn, 2 xu thế chủ đạo trong phát triển logistics Việt Nam, tạp chí của Tổng cục Hải quan

https://haiquanonline.com.vn/2-xu-the-chu-dao-trong-phat-trien-logistics-viet-nam- 115772.html

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải kepler (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)