4. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần thiết bị điện Tam Kim
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường 1 Các yếu tố vĩ mô
4.1.1 Các yếu tố vĩ mô
Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn 2002-2007 đạt mức tăng trưởng cao. Đặc biệt năm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua.
Bảng thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2002-2008
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
GDP (%)
7,04 7,35 7,69 8,40 8,17 8,46 6,18
(Nguồn Tổng cục thống kê 2008)
Hình 13. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2002-2008
Theo bảng số liệu trên, có thể cho thấy những năm gần đây nền kinh tế phát triển nhanh chóng với tốc độ phát triển cao. Đặc biệt là trong năm 2007-là mốc đánh dấu Việt Nam gia nhập WTO, thì nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua ( ≈ 8,5% ). Tuy nhiên cho đến năm 2008, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên Việt Nam cũng không tránh khỏi những biến động của nền kinh tế chung. Chính vì vậy mà
tốc độ tăng trưởng giảm mạnh từ 8,46% xuống còn 6,18%. Tuy nhiên theo dự báo kinh tế Việt Nam tầm vĩ mô năm 2009 sẽ sáng sủa hơn.
Tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng phản ánh tốc độ phát triển kinh tế của ngành thiết bị điện. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện thì hoạt động kinh doanh cũng phát triển theo.
Nhìn chung nền chính trị của Việt Nam tương đối ổn định trong giai đoạn 2002-2008. Đó là một lợi thế lớn đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư mở rộng kinh doanh. Thị trường hoá không có nhiều biến động.
Trong giai đoạn này, Việt Nam là nước được thế giới công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Điều đó đồng nghĩa với một môi trường cạnh tranh và phức tạp. Đồng thời năm 2007 đánh dấu Việt Nam gia nhập WTO khiến cho nền kinh tế ngày càng gặp nhiều thách thức hơn trên con đường hội nhập và phát triển. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá diễn ra rất mạnh mẽ, thị trường của một doanh nghiệp không chỉ bó buộc trong thị trường địa lý của một nước mà bây giờ là thị trường toàn cầu. Các chính sách của Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời nó cũng là thách thức với các doanh nghiệp trong nước khi phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài và chất lượng mẫu mã sản phẩm.