Đối thủ cạnh tranh, người cung ứng, khách hàng, sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thiết bị điện tam kim (Trang 57 - 60)

4. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần thiết bị điện Tam Kim

4.1.2Đối thủ cạnh tranh, người cung ứng, khách hàng, sản phẩm thay thế

phẩm thay thế

Đối thủ cạnh tranh : Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều

các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất cũng như kinh doanh sản phẩm thiết bị điện trong đó có một số tên tuổi lớn trên thị trường được coi là đối thủ

đáng gườm của công ty CP thiết bị điện Tam Kim. Trong đó công ty HTKD Clipsal được coi là đối thủ lớn nhất. Bởi hiện nay trên thị trường nhãn hiệu Clipsal chiếm áp đảo 60% thị phần, doanh số đạt tới 100 tỷ đồng\ năm. Bên cạnh đó còn một số các thương hiệu như National, FBN. Ngoài ra, có sự tham gia của các nhà sản xuất Việt Nam như là Chengli Thành Lợi, công ty Điện Quang. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường này không phải ít.

Như vậy sản phẩm của công ty không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại từ nước ngoài mà còn phải cạnh tranh với các công ty sản xuất tại Việt Nam cả về giá cả, sự đa dạng về hàng hóa, chủng loại; trong thời gian tới công ty sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn. Có thể nói đây là một thách thức mà công ty phải vượt qua.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Khi Việt Nam gia nhập WTO, điều đó

đồng nghĩa với sự mở cửa giao lưu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mới một cách công bằng bình đẳng trên “ sân nhà ”. Như vậy các đối thủ tiềm ẩn của công ty hiện nay là các nhà sản xuất và kinh doanh nước ngoài có xu hướng xâm nhập vào thị trường trong nước. Hầu hết các sản phẩm thiết bị điện nước ngoài có tới hàng trăm chủng loại khác nhau, vài nghìn mẫu mã đáp ứng các nhu cầu trang bị lắp đặt đồng bộ của người sử dụng. Đặc biệt là đối với các công trình lớn đòi hỏi nhiều loại thiết bị điện khác nhau.

Có thể nói đây là những đối thủ cạnh tranh lớn của công ty trong tương lai.

Nhà cung ứng: Các sản phẩm như là Roman, Sunmax, Kohan của

công ty đều được nhập khẩu từ Hàn Quốc, chính vì vậy mà giá thành của nó phụ thuộc nhiều vào các chính sách thuế nhập khẩu mà nhà nước ban hành. Hiện nay thuế nhập khẩu đối với các thiết bị điện là 40%. Nhưng sau khi gia nhập WTO thì những doanh nghiệp này đều hi vọng rằng thuế nhập

khẩu sẽ giảm. Do giá thành của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên công ty phải có những biện pháp phù hợp để điều chỉnh, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy sức ép từ các nhà cung cấp tới công ty là không lớn, nhưng công ty cần phải dự tính được mức tăng giá vì đây là xu hướng chung.

Khách hàng: Theo thống kê mới nhất của Tổng Cục Dân Số công

bố ngày 04 /07 /2008, dân số Việt Nam là 86,5 triệu người. Điều đó cho thấy Việt Nam là một thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị điện lớn. Bởi hiện nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá, nhu cầu xây dựng các công trình trọng điểm, các khu chung cư cao cấp,các khu công nghiệp lớn,… ngày càng tăng. Điều này kéo theo nhu cầu xây dựng và nâng cấp về nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của đa số người dân tăng theo. Chính vì vậy mà nhu cầu về lắp đặt và sử dụng thiết bị của ngành điện cũng ngày càng phát triển nhằm phục vụ đại đa số khách hàng trong nước. Có thể nói thị trường tiêu thụ thiết bị điện ở Việt Nam hiện nay là đầy tiềm năng.

Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thiết bị điện được coi là sản phẩm

thiết yếu. Nó được sử dụng ở hầu hết các hộ gia đình. Hiện nay trên thị trường, hầu như không có sản phẩm nào thay thế được sản phẩm thiết bị điện.

Một phần của tài liệu Chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần thiết bị điện tam kim (Trang 57 - 60)