Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc vận tải đường bộ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 46)

Vận tải là mắt xích trọng nhất trong các hoạt động logistics. Chi phí vận tải chiếm phần chính trong chi phí logistics. Khoảng 1/3 đến 2/3 chi phí logistics của doanh nghiệp là chi phí vận tải.

Vận tải đường bộ là một trong những hình thức vận tải khá phổ biến trong các loại hình vận tải hiện nay. Với ưu điểm là tiện lợi, cơ động và khả năng thích nghi cao với điều kiện địa hình và hiệu quả kinh tế cao nên vận tải đường bộ được lựa chọn nhiều. Vận tải bằng đường bộ có thể chủ động mọi mặt về thời gian, nhưng cũng phải hạn chế lượng hàng cũng như kích thước hàng hóa vận chuyển sao cho đúng tiêu chuẩn được phép. Hiện nay, vận tải đường bộ chiếm khoảng 75% lượng hàng hóa vận tải nội địa.

Biểu đồ 2. 1: Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường bộ giai đoạn 2010 - 2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo biểu đồ về khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường bộ giai đoạn 2010 - 2019 ta có thể thấy khối lượng hàng hóa tăng qua từng năm. Khối lượng hàng hóa năm 2010 đạt 36.174 triệu tấn.km và tăng lên 40.130 triệu tấn.km năm 2011, tương ứng với 11% so với năm 2010. Đến năm 2019, khối

lượng hàng hòa tiếp tục tăng và đạt 78.964 triệu tấn.km, tương ứng với hơn 11% so với năm 2018. Có thế thấy, khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường bộ tăng từ 10% - 12% đều qua các năm

Phân tích cơ cấu trong giá thành vận tải đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, cấu thành chi phí vận tải thường bao gồm khoảng 12 khoản mục, trong đó chi phí xăng dầu chiếm khoảng 30 - 35%, chi phí cầu đường khoảng 10-15%, chi phí tiền lương lái xe chiếm khoảng 15%. Hiện nay chi phí vận tải đường bộ của Việt Nam còn ở mức cao so với một số quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này là do đa số các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá quy mô vận tải nhỏ lẻ, sức cạnh tranh yếu, chưa tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của đơn vị vận tải dẫn đến tỷ lệ xe có hàng 2 chiều thấp, tỷ lệ xe chạy rỗng ở mức cao, từ 30-50% số chuyến xe, dẫn đến chi phí vận tải tăng cao.

Với địa hình dài và hẹp, lại có đường bờ biển suốt dọc chiều dài đất nước, nhưng vận tải hàng hóa ở Việt Nam vẫn chủ yếu là sử dụng đường bộ. Việc quá phụ thuộc vào đường bộ đối với vận tải hàng hóa là một vấn đề không mới, thậm chí, trong Đề án Tái cơ cấu ngành vận tải từ 4 năm trước đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ kéo giảm thị phần vận tải hàng hóa đường bộ xuống còn 54%. Tuy nhiên, tại Hội nghị toàn quốc về Logistics hồi tháng 4 năm 2018, con số thị phần của vận tải đường bộ vẫn được công bố chiếm đến gần 80%.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w