Các Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 38)

logistics a, Vị trí địa lý

Yếu tố điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu là những nhân tố khách quan và mang tính ổn định tương đối đối với một quốc gia, có ảnh hưởng lớn và lâu dài đến hệ thống logistics quốc gia, đến sự phát triển hệ thống các tuyến đường giao thông, đến chính sách phát triển kinh tế của quốc gia, thậm chí có tính chất quyết định đối với định hướng phát triển logistics.

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên

đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm- pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông.

Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng tạo điều kiện giúp nước ta trờ thành cửa ngõ giao thương buôn bán giữa các nước trên khu vực và thế giới. Ba mặt giáp biển (Đông, Nam và Tây Nam) chính là một nhân tố hết sức thuận lợi cho ngành vận tải biển ờ Việt Nam có điều kiện phát triển. Với sự ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng, Việt Nam không những sẽ có nhiều thuận lợi để mờ rộng giao lưu buôn bán với các quốc gia, các khu vực trên thế giới mà nước ta có thể sẽ trở thành nơi trung chuyển hàng hóa trong khu vục.

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực có nền kinh tế trẻ và năng động. Nhờ điều này mà chúng ta sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư của thế giới để có thể xây dựng được cơ sở hạ tầng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, với vị thế là một nền kinh tế trẻ, việc giao thương buôn bán trong khu vực và thế giới cũng sẽ có tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, nhờ đó, các quá trình sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa sẽ có điều kiện để phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, việc nằm ờ vị trí trung tâm như vậy, không thể không có những khó khăn và thách thức. Chính vị trí địa lý của Việt Nam nằm ở khu vực là nền kinh tế trẻ năng động đã khiến cho nước ta phải đôi mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia cùng khu vực về tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là xuất nhập khẩu. Điều này cũng tác động không tốt đến sờ phát triển của các hoạt động logistics khi mà sự chia sẻ thị trường và lợi nhuận luôn diễn ra gay gắt như hiện nay.

b, Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô

và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam hiện nay là quốc gia đang phát triển

với nền kinh tế thì trường tương đối ổn định. Xét về kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn

đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác. Giai đoạn 2016 - 2020 ghi nhận nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam được dư luận trong và ngoài nước ghi nhận.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Bộ KH và ĐT ngày 31/12/2020, năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong tốp 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN; GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD đứng thứ 6 ASEAN.

Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; Hiệu quả đầu tư và năng suất lao động được nâng lên rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mở rộng tín dụng; từng bước dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; bảo đảm vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung cho lĩnh vực sản xuất, nhất là các ngành ưu tiên.

Việt Nam được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018; năng lực cạnh tranh của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018.

Đặc biệt, mặc dù năm 2020 ghi nhận những suy giảm mạnh về tăng trưởng và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của tất cả các nước trên thế giới, song âm hưởng chung hội tụ trong các đánh giá và dự báo về kinh tế Việt Nam là rất tích cực và nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương, với GDP cả nước tăng 2,91%. Năm 2020 là năm thắng đậm của gạo Việt Nam cả về được mùa, được giá và xuất khẩu gạo liên tiếp vượt Thái Lan và Ấn Độ, soán ngôi số 1 thế giới về giá bán. Gạo ST25 được xếp hạng gạo ngon thứ nhì thế giới. Việt Nam được coi là một

trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và phục hồi kinh tế nhanh hình chữ V, với mức tăng trưởng dự báo từ hơn 6% tới 11,2% trong năm 2021.

Theo Báo cáo phát triển bền vững 2020, Việt Nam là quốc gia Đông - Nam Á duy nhất đạt được năm mục tiêu hành động của Liên hợp quốc, trong đó có các biện pháp giảm khí thải CO2, thúc đẩy năng lượng tái tạo và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Theo WB, từ năm 2010 đến năm 2020, Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69. Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập mặc dù mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn.

Công cuộc giảm ngheo liên tục được cải thiện: năm 2020, cả nước có 16,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 75,9% so với năm trước, tương ứng với 66,5 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 76,1%. Tỷ lệ ngheo tiếp cận đa chiều năm 2020 ước khoảng 4,7%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2019, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm ngheo.

Đặc biệt, theo Báo cáo Phát triển con người toàn cầu năm 2020 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố chiều 16/12/2020 tại Hà Nội, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704, lần đầu tiên đưa Việt Nam vào nhóm các nước phát triển con người cao và xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong giai đoạn 1990-2019, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng gần 46%, nằm trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới, trong khi vẫn còn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp…

Và trong quá trình phát triển đất nước, nhất là trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, các cuộc cách mạng công nghệ bùng nổ như hiện nay, phát triển lĩnh vực dịch vụ logistics càng đóng vai trò quan trọng.

Dịch vụ logistics được xác định là lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, lợi thế cần phát triển mạnh, là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” cần tập trung phát

triển có trọng điểm. Dịch vụ logistics được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

c, Khung pháp lý và thể chế

Các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc gia đều chịu sự chi phối và tác động của hệ thống chính sách quốc gia, hay nói cách khác là khung thể chế. Logistics là một hoạt động kinh tế nên tất yếu nó chịu tác động và chi phối từ hệ thống chính sách. Sự tác động và chi phối này rõ rệt hơn, sâu rộng hơn khi các chính sách đó là các hệ thống chiến lược, cơ chế chính sách hướng tới phát triển logistics. Hệ thống chính sách phát triển logistics quốc gia (nếu đầy đủ) gồm nhiều cấp độ từ chiến lược phát triển quốc gia, chiến lược phát triển ngành cho đến hệ thống các cơ chế, chính sách tác động trực tiếp đến các hoạt động của logistics và các chính sách tác động gián tiếp thông qua nhiều công cụ quản lý nhà nước. Chính phủ, ngoài việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, định hướng, xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy phát triển logistics thông qua hệ thống chính sách còn vai trò chính yếu trong việc tạo lập môi trường, điều kiện cho logistics phát triển. Cụ thể, Chính phủ có vai trò chủ đạo trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật, điều tiết nguồn lực, đào tạo nhân lực, mở rộng thị trường quốc tế. Đối với nền kinh tế nói chung và logistics nói riêng, vai trò của chính phủ, hệ thống cơ chế, chính sách, chiến lược luôn có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển

Trong những năm qua, Việt Nam và các nước trong khu vực luôn ưu tiên phát triển dịch vụ logistics nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Có một số chính sách như:

- Chính sách trong xây dựng chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020: Đây là cơ sở quan trọng cho việc

hoạch định và quy hoạch phát triển các ngành và các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực phát triển dịch vụ logistics do vậy mà việc xây dựng chiến lược phải đi

trước một bước và phải trên cơ sở khoa học phù hợp với quá trình phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay.

- Chính sách hỗ trợ nguồn vốn và thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng logistics: đây là chính sách có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đảm

bảo tính liên tục và sự phát triển hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh tế. Mục tiêu của chính sách là tạo động lực thu hút đầu tư (đối với các nhà đầu tư tiềm năng), tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân xây dựng phát triển CSHT logistics hiện tại ở địa phương. Tạo tiền đề cho dịch vụ logistics phát triển mạnh mẽ

Về nội dung, hỗ trợ đầu tư hoàn thiện thủ tục pháp lý, đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ dịch vụ tiện ích (cấp điện, cấp nước, viễn thông…). Hỗ trợ áp dụng về đầu tư theo hình thức đối tác công tư theo quy định luật Đầu tư ngày 26/11/2014; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Quyết định số 23/2015/QĐ – TTg ngày 26/6/2015 của thủ tướng chính phủ quy định cơ chế nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng – chuyển giao.

- Chính sách về sử dụng đất đai: Chính sách này được quan niệm là

những giải pháp, công cụ về quy hoạch sử dụng đất,về những điểu kiện trong quá trình cho thu hồi đất thuê đất như thời gian thuê đất, giá thuê đất,… để tổ chức, cá nhân hoạt động kinh tế có thể tiếp cận được đất đai phục vụ cho chính sách phát triển CSHT logistics.

Về nội dung: Cơ chế chính sách của chính quyền địa phương đối với tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng phát triển CSHT logistics, như:

- Chính sách phát triển khoa học công nghệ, công nghệ thông tin: là

tổng thể các quan điểm, chủ trương và giải pháp mà chính quyền thành phố áp dụng nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, có hiệu quả các điều kiện cần thiết về CSHT CNTT, các dịch vụ CNTT, khoa học công nghệ cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống logistics trong đó có CSHT logistics. Chính sách này

tạo ra động lực thu hút đầu tư phát triển CSHT logistics, tạo ra các điều kiện thuận lợi, môi trường cho phát triển CSHT logistics.

Về nội dung: đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, chính sách ưu đãi thuế và tín dụng đối với hoạt động KHCN, CNTT trong lĩnh vực logistics, khuyến khích các doanh nghiệp logistics đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng CNTT trong các khâu hoạt động logistics.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Được xem là tổng thể các

quan điểm, giải pháp và công cụ mà chính quyền địa phương sử dụng trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics. Về mục tiêu, chính sách phát triển nguồn nhân lực góp phần giúp xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao xây dựng chính sách phát triển dịch vụ logistics.

Về nội dung: chủ yếu bao gồm: Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở đào tạo ở địa phương; cơ chế thu hút nguồn nhân lực; cử các chuyên gia QLNN đào tạo nước ngoài theo đề án như theo quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 đã xác định các nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam đến năm 2025.

- Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế: Là toàn bộ các quan điểm, chủ

trương, giải pháp mà chính quyền thành phố áp dụng và triển khai các chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và nhà nước nhằm tạo mội trường và mọi điều kiện, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cần thiết để ngành logistics thành phố cũng như các doanh nghiệp tận dụng có hiệu quả các cơ hội và hạn chế những thách thức trong quá trình hội nhập, qua đó thúc đẩy tiến trình phát triển dịch vụ logistics.

Chính sách tạo được môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tận dụng các cơ hội từ hội nhập, mở cửa thị trường logistics, thu hút đầu tư cho phát triển dịch vụ logistics.

Nội dung chính sách là hỗ trợ các doanh nghiệp nhận biết đầy đủ các cam kết, các cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó có các biện pháp, chính sách phát triển phù hợp, tận dụng tốt các cơ hội trong phát triển logistics đối với địa phương và thành phố.

d, Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ logistics, trong khi đó cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn rất yếu kém từ đó làm cho chi phí dịch vụ này tăng cao dẫn tới tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, khó cạnh tranh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w