Giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong giai đoạn 2021 20

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 90)

3.4.1 Giải pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch

a. Giải pháp về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Xây dựng hệ thống giao thông vận tải thông suốt giữa các khu công nghiệp, cảng biển kho hàng, bến bãi, sân bay,..

+ Phát triển mạng lưới đường sắt liên kết với các cảng biển và quốc gia có cùng chung biên giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế phấn đấu hoàn thành xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Đồng Đăng - Hà Nội. Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Liên kết với các trung tâm phân phối hàng hoa lớn, cảng cạn và các phương thức vận tải khác.

+ Hình thành mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh liên kết các trung tâm kinh tế-xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và phối kết hợp các phương thức vận tải khác. Đảm bảo nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.

+ Vận tải: nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải đường sắt, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia tham gia kinh doanh vận tải trên cơ sở cổ phần hóa các doanh nghiệp vận tải nhà nước, đảy nhanh tiến trình xã hội háo nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm.

+ Tập trung cải tạo nâng cấp bảo trì luồng tuyến, tham gia đầu tư phát triển các cảng đầu mối, cảng chính để đảm bảo tính chủ động trong việc khai thác hệ thông cảng đường thủy nội địa phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải đường bộ đô thị bảo đảm tính thống nhất, cân đối, đồng bộ, liên hoàn với mạng lưới giao thông vận tải của

vùng, quốc gia và quốc tế. Xây dựng các tuyến chính ra vào thành phố, nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, hình thành đường vành đai đô thị.

+ Phát triển hệ thông giao thông đường bộ các tuyên đường cao tốc lối khu công nghiệp với các cảng biển kho bãi và trung tâm thành phố, các tuyến đường lỗi các kho hàng, cảng biển , khu công nghiệp với nhau đảm bảo vậ chuyển thông suốt.

Nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông trong thành phố, đô thị và các khu công nghiệp: Nâng cấp và sủa chữa các tuyến đường cũ, xuống cấp; Xây dựng các tuyến đường mới bảo đảm giao thông thông được thông suốt; Hoàn thành các tuyên đường vành đai quanh trung tâm thành phố và các tuyến đường cao tốc lỗi các tỉnh và thành phố với nhau; Xây dựng các khu công nghiệp xa trung tâm thành phố, đầu tư xây dụng hệ thông giao thông giữa các khu công nghiệp này với kho hàng và cảng biển, đảm bảo vận chuyển được thông suốt.

Xây dựng hệ thống sân bay, đường bay, và hệ thống giao thông trên biển: Xây dựng hệ thống sân bay đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn quốc gia; Mở thêm các đường bay mới đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách; Mở thêm các tuyến đường biển thông thương với các nước trong khu vực và các quốc gia trên thế giới.

b. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kho hàng bến bãi.

Tăng cường điều kiện vật chất để cơ giới hóa dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh kho, bãi:

+ Hoạt động nghiệp vụ của kho hàng hoá bao gồm nhiều công việc khác nhau như : tiếp nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng, bảo quản, phân loại, đóng gói, kiểm nghiệm, giao hàng. Đó là những công việc nặng nhọc, đòi hỏi hao phí nhiều sức lao động, vật tư và tiền vốn.

+ Cần đâu tư mở rộng hệ thống kho bãi ở các cảng biển, nâng cấp mua sắm trang thiết bị bốc xếp hiện đại tăng năng suất phục vụ.

+ Cải tạo xây mới lại các kho bãi đã cũ, xuống cấp, cơ cấu hợp lý các loại kho phù hợp với nhu cầu hiện tại và dự đoán trong tương lai.

+ Trang bị các thiết bị cần thiết như phòng cháy, chữa cháy, chống

trộm,…

+ Xây dựng, phân luồng giao thông hợp lý trong và ngoài kho.

+ Áp dụng các phần mềm khoa học kĩ thuật vào quản lý các kho bãi. Phân bố vị trí các kho

+ Không xây dựng kho lẻ, mà phải tập trung thành những cụm kho, đảm bảo mật độ xây dựng hợp lý, có điều kiện để hiện đại hóa từ khâu bảo quản, dự trữ, bốc xếp, vận chuyển và phòng chống cháy, nổ.

+ Đối chiếu với yêu cầu phát triển và hiện đại hóa, kho, bãi là chuyên ngành kinh tế- kỹ thuật chiếm diện tích lớn về đất đai.

+ Cho phép thanh lý, đấu giá bán các tài sản là kho, bãi nằm ngoài danh mục kiến nghị thanh lý hoặc chuyển giao theo thể thức bán đấu giá, để có vốn cho doanh nghiệp khi di dời vào các khu vực kho, bãi tập trung có khả năng xây dựng ngay. Số tiền thu được sẽ sử dụng cho phát triển kho bãi mới theo yêu cầu. Thủ tục thanh lý tài sản và đấu giá đất sẽ được thực hiện theo đúng trình tự và quy định của Nhà nước.

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng kho, bãi khi di dời: Kho, bãi theo đúng qui chuẩn yêu cầu bảo đảm nghiêm ngặt các điều kiện về giao thông, an toàn phòng chống cháy nổ… Những điều kiện về cơ sở hạ tầng cho kho, bãi cần nhiều vốn, và vốn lớn, nên doanh nghiệp khó có thể tự mình đáp ứng ngay. Do đó khi các doanh nghiệp di dời kho bãi từ trong nội thành ra các khu vực kho, bãi tập trung cần hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi; hoặc chế độ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tùy thuộc vào thời gian sẽ di dời sớm hay muộn mà có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp về tỷ lệ lãi vay, tỷ lệ miễn giảm thuế.

+ Tập trung bố trí kho bãi để gắn với các đầu mối giao thông theo hướng hệ thống kho bãi phải được phát triển đồng bộ với các kết cấu hạ tầng

kỹ thuật khác như giao thông, bưu chính viễn thông, và đặc biệt phải phù hợp với phát triển và phân bố các lực lượng sản xuất

Tập trung dịch vụ kho ngoại quan

+ Thống nhất với các doanh nghiệp để xây dựng dự án thành lập kho ngoại quan tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nếu có kho ngoại quan sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và chủ động trong kinh doanh.

+ Kho ngoại quan sẽ đảm trách cung ứng hàng trực tiếp đến các hệ thống siêu thị, là đầu mối mua hàng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bán hàng cho Việt Kiều, cung ứng hàng đúng cam kết, đúng hẹn, và là nơi giới thiệu sản phẩm một cách có hệ thống.

c. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam.

Hình thành cơ chế điều tiết việc phát triển và khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và luồng hàng hải đi kem với cơ chế hợp tác công tư (PPP), nhượng quyền về mặt đất và mặt nước biển để thu hút đầu tư phát triển cảng lên quy mô lớn vùng miền và quốc gia. Đồng thời xem quy định về phương thức cho thuê kết cấu hạ tầng cảng biển do Nhà nước đầu tư là một phần trong cơ chế chung này. Cùng với đó là việc Chính phủ cần ưu tiên cho doanh nghiệp của Nhà nước hội tụ đủ điều kiện được thuê khai thác cảng biển do Nhà nước đầu tư.

Về hạ tầng giao thông sau cảng, VPA[ Hiệp hội cảng biển Việt Nam] kiến nghị Chính phủ phải có biện pháp đảm bảo thực hiện kịp thời việc xây dựng, nâng cấp hạng mục cầu đường, luồng lạch ra cào cảng đang được đầu tư hoặc khai thác, vì trên thực tế hệ thống giao thông sau cảng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Do tính kết nối của chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua cảng biển với nhiều thành phần tham gia kể cả các DN nước ngoài, các hãng tàu biển nước ngoài hiện đang tham gia thị trường dịch vụ hàng hải của VN, cơ quan quản lý cảng biển vùng miền cần có thẩm quyền thông qua cơ chế uỷ quyền của

trung ương và địa phương để có đủ tư cách pháp lý giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, kể cả đối với các DN nước ngoài tham gia thị trường khu vực, bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước khác theo chuyên ngành.

Thủ tục hải quan được các doanh nghiệp kiến nghị phải cải tiến nhanh để thuận lợi cho việc khai báo, kiểm hóa, thanh toán thuế theo chuẩn mực của ASEAN. Theo đó, có thể cho phép hàng ghi đến một cảng được giải quyết thủ tục hải quan tại một cảng hoặc địa điểm khác khi có tình trạng dồn ứ tại khu vực cảng, quy định cụ thể về thủ tục cho hàng container trung chuyển. Đặc biệt, cần có sự phối hợp giữa Hải quan với cảng trong việc chuẩn hóa, xử lý dữ liệu, đưa vào khai thác mạng thông tin điện tử liên thông cho cộng đồng vận tải và hàng hải nói chung, trước mắt là cho các cụm cảng trọng điểm quốc gia cạnh tranh được với khu vực và quốc tế về hàng container trung chuyển.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng biển Việt Nam, thu hút tàu nước ngoài chở hàng rời tới Việt Nam, các cảng biển và các ngành liên quan tại cảng cần có sự quan tâm tới việc quy hoạch cảng biển, cần có những khu dịch vụ hậu cần sau cảng và phải được kết nối với cảng tạo thành chuỗi dịch vụ liên hoàn, có thể đáp ứng được các yêu cầu của đối tác nước ngoài một cách thuận lợi.

Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải biển của Việt Nam. Và trong quá trình phát triển đó, yêu cầu về việc phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển là rất cần thiết để ngành vận tải biển Việt Nam có thể chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w