Vận tải đường thủy chiếm khoảng 17,1% tổng lượng hàng hóa trong nước của Việt Nam, chiếm khoảng 18,9% khối lượng hàng hóa luân chuyển (tính cả lượng tấn và trọng tải). So sánh với các loại hình vận tải khác, vận tải đường thủy có ưu điểm là có thể vận chuyển với khối lượng rất lớn. Cụ thể, một sà lan nhỏ có thể vận chuyển bằng 25 xe tải chạy trên đường bộ. Giá cước vận tải thủy chỉ bằng 1/2 đến 1/3 giá của vận tải đường bộ. Đáng chú ý, vận tải ven biển và vận tải đường thủy nội địa (VTĐTNĐ) đảm nhận khoảng 3/4 trong tổng khối lượng luân chuyển nội địa. Đây là tỷ trọng rất cao theo tiêu chuẩn quốc tế và có nhiều thuận lợi xét về góc độ chi phí vận tải và chi phí cộng đồng.
Biểu đồ 2. 4: Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường thủy nội địa giai đoạn 2010 - 2019
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy: Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường thủy nội địa giai đoạn 2010- 2019 có xu hướng tăng đều qua từng năm. Năm 2010, khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 31.679 triệu tấn, năm 2011 khối lượng hàng hóa đạt 34.371 triệu tấn, tương ứng tăng 8.5% so với năm 2010. Năm 2012, khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 36.622 triệu tấn,
tương ứng tăng 6.5% so với năm 2011,… Năm 2019 khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 55.945 triệu tấn, tương ứng tăng 6.2% so với năm 2018.
Năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (10%) và năm 2014, tốc độ tăng trưởng ở mức thấp nhất (4.2%_
Các loại hàng hóa được vận tải bằng đường thủy phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu, với lượng hàng rời chiếm tỉ trọng chủ yếu. Nhiều loại hàng bán rời có khối lượng tương đối cũng là đối tượng chuyên chở của phương thức này. Nhiều đơn vị sản xuất ở khu vực nông thôn Việt Nam phụ thuộc vào vận tải đường thủy như các doanh nghiệp đánh bắt thủy sản, sản xuất gỗ, chăn nuôi gia súc gia cầm, mía đường và cây công nghiệp. Lưu lượng container cũng đang tăng lên và các công ty logistics tư nhân có tiềm năng đóng vai trò lớn hơn trong ngành VTĐTNĐ thông qua việc vận chuyển hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng có giá trị cao hơn, mặc dù lĩnh vực này có thể vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng lưu lượng vận tải của VTĐTNĐ.
2.1.5 Dịch vụ vận tải hàng không
Vận tải hàng không đang tăng mạnh mẽ trở lại trên toàn cầu, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là các nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong thị trường phân khúc này và có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực.
Tuy nhiên, trong đó vẫn có hàng loạt thách thức cũng như cơ hội để ngành này phát triển. Từ năm 2014 đến nay, thị trường vận tải hàng không đang tăng trở lại với mức tăng trưởng 4,8%/năm. Trong đó châu Á chiếm 40% lưu lượng vận tải, cao nhất thế giới và Việt Nam là tâm điểm của khu vực này.
Việt Nam hiện có 5 hãng hàng không đang hoạt động đó là: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco và Bambo Airlines. Trong năm 2019, dự kiến sẽ ra đời 01 hãng hàng không nữa là Vinpearl Air.
Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam: Việt Nam hiện đang thu hút 50 hãng hàng không quốc tế từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), thị trường hàng không Việt
Nam đứng thứ 3 thế giới về tốc độ tăng trưởng vận tải hàng không. Thị trường hàng không Việt Nam đặt mục tiêu đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển.
Bảng 2. 5: Vận tải hàng không 2010 Luân 21162 chuyển hành khách Luân chuyển 8412.3 hành khách trong nước Luân chuyển 12749.7 hành khách quốc tế Luân 426.8 chuyển hàng hóa Luân chuyển 121.2 hàng hóa trong nước Luân chuyển 305.6 hàng hóa quốc tế Nguồn: Tổng cục thống kê
Ba trung tâm vận chuyển hành khách, hàng hóa ngang tầm ASEAN tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng sẽ được nâng cấp và hình thành thêm 3 cụm vận tải là Vân Đồn, Chu Lai, Long Thành. Dự báo, tổng thị trường vận chuyển hành khách của các hãng hàng không Việt Nam tăng trung bình 16%/năm trong giai đoạn đến năm 2020 và 8%/năm giai đoạn 2020 - 2030. Hàng hóa tăng trung bình 18%/năm giai đoạn đến 2020 và 12%/năm giai đoạn 2020 - 2030. Sản lượng vận chuyển đạt 69 triệu lượt hành khách/năm
vào năm 2020 và 131 triệu lượt hành khách/năm vào năm 2030. Liên quan đến việc phát triển đội tàu bay, theo quy hoạch, số lượng tàu bay khai thác của các hãng hàng không đến năm 2020 là trên 220 chiếc và đến năm 2030 là 400 chiếc (hiện tại có 173 chiếc).
Nâng cao công suất các cảng hàng không và nới quy mô phát triển đội tàu bay trong vòng 3 năm tới là hai điều kiện cần, để mở ra cơ hội gia nhập thị trường cho các nhà đầu tư mới. Việt Nam có đầy đủ các yếu tố tác động đến sự phát triển của thị trường vận tải hàng không thế giới như: các tập đoàn nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa được đưa đến người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang chuyển dần nền kinh tế sản xuất công nghiệp sang sản xuất hàng hóa công nghệ cao, đó là những sản phẩm có nhu cầu vận chuyển hàng không rất lớn. Đây là cơ hội cho ngành vận tải hàng không. Những năm gần đây, tăng trưởng hàng không khá nóng nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức như quá tải về hạ tầng sân bay bến đỗ, an ninh trên các chuyến bay trong đó sự gia nhập của các hãng hàng không quy mô mới có thể tạo ra sự cạnh tranh “phi quy luật”.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, do tác động của Covid-19, vận chuyển hàng hóa hàng không tiếp tục đối mặt với những thách thức đáng kể, như khối lượng thương mại toàn cầu giảm, hoạt động kinh tế thế giới và niềm tin của người tiêu dùng suy yếu, dẫn đến sụt giảm nhu cầu vận chuyển các hàng hóa không thiết biết, trong đó có hàng hóa xa xỉ-vốn hay được vận
chuyển bằng đường hàng không. Theo công ty nghiên cứu thị trường Research and Markets, thị trường vận tải hàng hóa hàng không trong giai đoạn 2020-2025 dự kiến sẽ tăng trưởng do nhiều yếu tố, trong đó nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khi kinh tế và thương mại thế giới bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19. Mặc dù là một phương thức vận chuyển tốn kém, nhưng nhu cầu về vận chuyển hàng dễ hỏng, hóa mĩ phẩm và hàng hóa có giá trị cao ngày càng tăng. Ngoài ra, vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn đi, từ vài tháng xuống còn vài tuần, cũng tạo ra nhu cầu lớn đối với dịch
vụ vận chuyển hàng không. Ví dụ, một số sản phẩm thời trang hoặc hàng điện tử đang ở trong giai đoạn "hớt váng thị trường" cần được vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ càng nhanh càng tốt, do đó chỉ phương thức vận tải bằng đường hàng không đáp ứng được tiêu chí về thời gian. Ngoài ra, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cũng được thúc đẩy bởi sự gia tăng của thương mại điện tử từ cả hai quan điểm B2B và B2C. Thương mại điện tử phát triển đã gây áp lực lên các kênh bán hàng với yêu cầu phải giao hàng nhanh hơn và khách hàng sẽ lựa chọn chuỗi cung ứng tối ưu giữa rất nhiều dịch vụ khác. Điều này này mang đến cơ hội cho các dịch vụ logistics và kho bãi của bên thứ ba tích hợp với kênh thương mại điện tử hàng không. Do sự tăng trưởng liên tục trong mua sắm trực tuyến, nhiều nhà cung cấp dịch vụ hậu cần của bên thứ ba (3PL) phải không ngừng cải tiến theo hướng tăng năng lực dịch vụ đa phương thức hơn, trong đó có vận chuyển hàng không . Hơn nữa, sự tăng trưởng trong thương mại điện tử xuyên biên giới được dự đoán sẽ thúc đẩy nhu cầu cho ngành hàng không.