Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc vận tải biển

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 49)

Cảng biển được biết đến là cửa ngõ quan trọng của hàng hóa xuất, nhập khẩu và là đầu mối chuyển đổi các phương thức vận tải từ vận tải biển sang vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Hàng năm hệ thống cảng biển Việt Nam thông qua đến 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu về biển.

Theo đánh giá, sau 2 thập kỷ quy hoạch, bức tranh cảng biển Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh cả về chất và lượng. Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, hiện nay cả nước có 272 bến cảng, tổng chiều dài cầu cảng đạt 92,2 km với tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. Hệ thống cảng biển gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước. Hiện đã hình thành các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng như: Cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; cảng biển Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ; cảng biển Cần Thơ, An Giang gắn với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long. Một số cảng biển đã và đang được đầu tư với quy mô hiện đại mang tầm vóc quốc tế như cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, cảng biển Hải Phòng. Các cảng này đã và đang thực hiện vai trò cảng cửa ngõ quốc tế và đảm nhận chức năng trung chuyển.

Bảng 2. 2: Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển giai đoạn 2107 - 2020

Chỉ tiêu 2017

Container 165,701

Tổng 441,998

Nguồn: Cục hàng hải Việt Nam

Hệ thống cảng biển Việt Nam không ngừng được nâng cao chất lượng dịch vụ, xếp dỡ tại cảng biển, do đó, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển ngày một lớn, mức tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2017 - 2020 là 10%, hàng container có mức tăng trưởng bình quân 8.25%/ năm.

Năm 2018, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 530 triệu tấn (không bao gồm sản lượng hàng hóa quá cảnh không bốc dỡ), tăng 20% so với năm 2017. Trong đó, lượng hàng hóa container đạt 181 triệu tấn tăng 10% so với năm 2017.

Năm 2019, sản lượng hàng hóa đạt 664 triệu tấn, tương ứng tăng 25% so với năm 2018. Lượng hàng hóa container đạt hơn 237 triệu tấn, tăng 31% so với năm 2018 và chiếm 35% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển

Đến năm 2020, sản lượng hàng hóa đạt 631 triệu tấn, do ảnh hưởng của dịch vi-rút corona (COVID-19) khối lượng vận chuyển hàng hóa bị giảm mạnh. Giảm tới 5% so với năm 2019. Lượng hàng hóa container đạt hơn 218 triệu tấn, giảm 8% so với năm 2019. Tuy nhiên lượng hàng hóa container vẫn chiếm đến 35% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, các khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng cao nhất so với cả nước là: Thanh Hóa tăng 86% (chủ yếu là hàng phục vụ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn), Quảng Nam tăng 78%. Ngoài ra, một số khu vực cảng biển Hà Tĩnh, Bình Thuận cũng đạt mức tăng từ 58-62%.

Biểu đồ 2. 2: Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển giai đoạn 2010 -2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy. Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một từ năm 2010 - 2013 và giai đoạn hai từ 2014 - 2019.

Giai đoạn 2010 - 2013, khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển có xu hướng giảm qua từng năm. Cụ thể năm 2010 khối lượng hàng hóa đạt 145.521 triệu tấn, năm 2011 đạt 137.039 triệu tấn. Tương ứng giảm 5.8% so với năm 2010. Năm 2013 đạt 129.831 triệu tấn, giảm 1% so với 2012. Tuy khối lượng hàng hóa có xu hướng giảm, nhưng giảm chậm dần qua từng năm.

Giai đoạn 2014 - 2019, khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển có xu hướng tăng mạnh qua từng năm. Năm 2014 đạt 130.015 triệu tấn. Năm 2015 đạt 131.835 triệu tấn, tương ứng tăng 1.5% so với năm 2014. Năm 2016 đạt 135.171 triệu tấn, tương ứng tăng 2.5% so với năm 2015. Năm 2019 khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 154.753 triệu tấn, tương ứng tăng 7%. Có thể nói năm 2019. khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt cao nhất trong giai đoạn 2010 - 2019

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics của việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w